Hiển thị các bài đăng có nhãn tin mới. Hiển thị tất cả bài đăng

Chiếc Boeing 4,2 nghìn tỉ của Vietnam Airlines cất cánh


Máy bay Boeing đầu tiên của hãng hàng không Vietnam Airlines đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm tại Paine Field, Washington, Mỹ trước khi đưa vào sử dụng tại Việt Nam.

Chuyến bay này do nhà sản xuất Boeing tiến hành trong vòng 2 giờ 36 phút, nhằm kiểm tra tất cả các hệ thống của máy bay.

Được biết, trước khi bay thử nghiệm, mỗi máy bay thương mại của Boeing đều phải trải qua nhiều công đoạn kiểm tra kỹ thuật tổng thể trên mặt đất, từ việc khởi động động cơ đến các thao tác trong buồng lái, nhằm đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA). Đồng thời, tình huống hủy cất cánh cũng được tiến hành để kiểm tra hệ thống phanh của máy bay.
 Chiếc Boeing 787 sẽ đưa khách Việt đến London và ngược lại


Trong năm 2015, Vietnam Airlines sẽ là hãng hàng không đầu tiên ở Khu vực châu Á – Thái Bình Dương khai thác đồng thời hai loại máy bay hiện đại thế hệ mới là Boeing 787-9 Dreamliner và Airbus A350-900 XWB.

Boeing 787 Dreamliner là một loại máy bay phản lực hai động cơ phản lực, cỡ vừa, thân rộng, hiện đang được chế tạo bởi hãng Boeing's Commercial Airplanes division và đã đi vào hoạt động thương mại vào tháng 10 năm 2011, do hãng All Nippon Airways sử dụng. Máy bay có sức chở từ 210-330 hành khách tùy theo biến thể và cấu hình bố trí chỗ ngồi. Boeing đã tuyên bố rằng máy bay này có hiệu suất nhiên liệu cao hơn các loại máy bay Boeing khác trước đó. Nó cũng là chiếc máy bay lớn đầu tiên sử dụng vật liệu composite cho phần lớn cấu trúc xây dựng lên nó

Bộ trưởng gặp chàng trai chế tạo thiết bị bay


Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã gặp chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km.

Chiều 3/4, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cùng nhiều chuyên gia hàng đầu về hàng không vũ trụ gặp Phạm Gia Vinh, chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km. Hai bên bàn về tương lai của thiết bị này ở Việt Nam và trên thế giới.

Một thành tựu quan trọng, có ý nghĩa

Phạm Gia Vinh (32 tuổi), sinh viên ngành Điện, Điện tử công nghiệp – Điều khiển tự động một trường đại học ở Pháp, nay là giám đốc Cty Cổ phần Nghiên cứu & Phát triển Đông Giang Việt Nam, chủ nhiệm CLB máy bay mô hình phía Bắc. Vinh chia sẻ về thiết bị bay tầng bình lưu 23km gây nhiều tò mò.

Theo Vinh, việc chế tạo thiết bị bay tầng bình lưu mà công ty đã chế tạo và thử nghiệm thành công thực chất là lời giải cho bài toán mà một công ty của Singapore đặt ra: đưa được thiết bị bay lên tầng 30-50km - tầng bay thấp hơn vệ tinh nhưng cao hơn máy bay không người lái và có thể thu hồi chính xác thiết bị.
 
Phạm Gia Vinh bên cạnh sản phẩm có trần bay 23 km do anh nghiên cứu, chế tạo .

Lời giải mà Cty Đông Giang đưa ra là chế tạo thiết bị bay dựa trên công nghệ nền là khinh khí cầu đã được một số quốc gia như Mỹ, Úc, Ấn Độ sử dụng. Thiết bị này có trọng lượng 600kg, trần bay 30- 50km, thời gian bay có thể lên tới một tuần. Toàn bộ việc chế tạo thiết bị bay và thiết bị điều kiện ở mặt đất đều thực hiện tại Việt Nam.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị là khí cầu mang khoang đổ bộ chứa các thiết bị nghiên cứu lên tầng bay 30-50km. Khí cầu được điều khiển tự động để duy trì trần bay ổn định. Sau thời gian lưu lại trên tầng bình lưu, khoang đổ bộ tách khỏi khinh khí cầu, trở về vị trí đã được định trước.

Thiết bị này mang theo các thiết bị nghiên cứu như camera, ăng ten, radar, có thể phục vụ nhiều mục đích như nghiên cứu tài nguyên, môi trường, phục vụ an ninh quốc phòng. Ví dụ như có thể quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão, tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.

Phạm Gia Vinh cho biết, thiết bị này đã được thử nghiệm ở ngoại ô một thành phố ở Ấn Độ với trần bay 23km để kiểm tra khả năng tương thích và ổn định của các thiết bị điện tử ở tầng bình lưu, khả năng duy trì môi trường của khoang đổ bộ. Kết quả đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Cũng trong đợt thử nghiệm, Cty Đông Giang đưa lên tầng bình lưu ba cá thể chuột, khi trở về khỏe mạnh bình thường. Sắp tới thiết bị sẽ thử nghiệm ở trần bay 30 km.

Ưu điểm nổi trội nhất của thiết bị này so với các thiết bị bay sử dụng công nghệ nền khinh khí cầu là khả năng thu hồi chính xác thiết bị, có thể điều khiển thiết bị hạ cánh trong phạm vi 50km – 80km với sai số dưới 50m. Vì vậy, khoang đổ bộ hạ xuống đất sẽ không ảnh hưởng tới người, nhà, và các công trình dưới mặt đất, cũng như thu hồi các thiết bị nghiên cứu đắt tiền.

Nói về khả năng ứng dụng của sản phẩm này, Vinh cho biết, thiết bị bay này có tầng bay cao hơn máy bay không người lái (tối đa là 21km), giá thành lại rẻ hơn máy bay không người lái nên khả năng ứng dụng sẽ rất cao.

Đánh giá về thiết bị bay do Phạm Gia Vinh và Cty Đông Giang chế tạo, các chuyên gia đều cho rằng đây là một hướng đi tích cực, cần được hỗ trợ.

                                                                                                         Theo Nguyễn Hoài (Tiền phong)

“Siêu xe” đi gần 1.000km hết 1 lít xăng của sinh viên Việt


Chiếc xe 3 bánh “siêu” tiết kiệm nhiên liệu của nhóm sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải vừa giành giải nhất cuộc thi “ Ý tưởng hành trình xanh” do Honda tổ chức.

Chiếc xe với hình dáng mô phỏng xe đua Công thức 1 này đã chiến thắng với thành tích đi 999,884km chỉ tốn 1 lít xăng. Đây là sáng chế của nhóm sinh viên khoa Cơ khí thuộc Trường Đại học Giao thông Vận tải. Và đội sẽ đại diện cho sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản tham dự cuộc thi chung kết này vào tháng 10 tới.

Ngay từ khi bắt đầu tham gia cuộc thi, nhóm đã đưa ra tiêu chí chế tạo chiếc xe nhẹ nhất, gọn nhất và nhanh nhất đạt hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu tối đa có thể. Và sau ba tháng miệt mài làm việc, đến đầu tháng 3.2015, đội đã cho ra chiếc xe 3 bánh dài 2,33m, cao 73cm. Kết quả nghiên cứu này đã vượt kỳ vọng của đội đề ra ban đầu.

   Đội đang hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng của xe

Nhóm đã tìm mua composite làm chất liệu cho vỏ xe. Theo trưởng nhóm Hoàng Văn Hưng, đây là chất liệu vốn đang rất quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuyền,… hiện nay. Việc chế tạo vỏ xe bằng composite dễ dàng hơn nhiều trong việc tạo khuôn và hình dáng của xe giúp xe chạy nhanh hơn.

Đội sử dụng loại xăm lốp trơn, để giảm ma sát tối đa so với mặt đường, giúp xe chạy nhanh hơn, giảm thiểu tối đa lực cản của đường đi đối với xe.

Trong cuộc thi, Honda tài trợ cho mỗi một đội một động cơ Wave 110cc. Và sau khi đã cắt bỏ phần hộp số và một số phần dư thừa khác, động cơ nhẹ hơn được 3kg so với nguyên bản. Động cơ ban đầu là động cơ chế hòa khí, sau đó cũng đã được đội cải tiến thành hệ thống động cơ phun xăng điện tử, tiết kiệm khoảng gần 20% nhiên liệu.

Để tiết kiệm nhiên liệu tối đa, những yếu tố khác như bánh xe nhỏ gọn, vòng bi trơn, kết cấu khung hợp lý nhưng đảm bảo độ ứng vung và vẫn giảm khối lượng xe một cách hiệu quả nhất cũng là những yếu tố được cả nhóm xử lý.

                                                    Phong đang lái chiếc xe trên đường đua 

Tối giản các bộ phận của xe là phần thiết kế, nhưng nguyên lý xe chạy như thế nào để đi gần 1000km chỉ tiêu thụ 1 lít xăng? Để trả lời câu hỏi này ThS. Trương Mạnh Hùng – thầy giáo hướng dẫn đội CKOUTC1 giải thích: “Điều khiển xe đến tốc độ 40 – 50khm/h, người lái tắt máy cho xe tự trôi được khoảng 600m. Sau đó sẽ khởi động lại để xe tiếp tục vận hành. Xe chạy theo một quy tắc như vậy nên đi quãng đường 999,884km chỉ tiêu tốn 1 lít xăng”.

Thầy Hùng chia sẻ mong muốn của mình: “Với thành công của các bạn ngày hôm nay, tôi mong những thiết kế này sẽ được Honda đưa vào ứng dụng. Điều này sẽ khích lệ không nhỏ các bạn sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo của mình.”

                                                                                                          Theo Nguyễn Chiêm (Danviet.vn)

- Copyright © Sản xuất mô hình composite - Hoàng Cương Composite - Designed by Ngọc Oanh -