Hiển thị các bài đăng có nhãn tin mới. Hiển thị tất cả bài đăng

Chiếc Boeing 4,2 nghìn tỉ của Vietnam Airlines cất cánh


Máy bay Boeing đầu tiên của hãng hàng không Vietnam Airlines đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm tại Paine Field, Washington, Mỹ trước khi đưa vào sử dụng tại Việt Nam.

Chuyến bay này do nhà sản xuất Boeing tiến hành trong vòng 2 giờ 36 phút, nhằm kiểm tra tất cả các hệ thống của máy bay.

Được biết, trước khi bay thử nghiệm, mỗi máy bay thương mại của Boeing đều phải trải qua nhiều công đoạn kiểm tra kỹ thuật tổng thể trên mặt đất, từ việc khởi động động cơ đến các thao tác trong buồng lái, nhằm đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA). Đồng thời, tình huống hủy cất cánh cũng được tiến hành để kiểm tra hệ thống phanh của máy bay.
 Chiếc Boeing 787 sẽ đưa khách Việt đến London và ngược lại


Trong năm 2015, Vietnam Airlines sẽ là hãng hàng không đầu tiên ở Khu vực châu Á – Thái Bình Dương khai thác đồng thời hai loại máy bay hiện đại thế hệ mới là Boeing 787-9 Dreamliner và Airbus A350-900 XWB.

Boeing 787 Dreamliner là một loại máy bay phản lực hai động cơ phản lực, cỡ vừa, thân rộng, hiện đang được chế tạo bởi hãng Boeing's Commercial Airplanes division và đã đi vào hoạt động thương mại vào tháng 10 năm 2011, do hãng All Nippon Airways sử dụng. Máy bay có sức chở từ 210-330 hành khách tùy theo biến thể và cấu hình bố trí chỗ ngồi. Boeing đã tuyên bố rằng máy bay này có hiệu suất nhiên liệu cao hơn các loại máy bay Boeing khác trước đó. Nó cũng là chiếc máy bay lớn đầu tiên sử dụng vật liệu composite cho phần lớn cấu trúc xây dựng lên nó

Bộ trưởng gặp chàng trai chế tạo thiết bị bay


Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã gặp chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km.

Chiều 3/4, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cùng nhiều chuyên gia hàng đầu về hàng không vũ trụ gặp Phạm Gia Vinh, chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km. Hai bên bàn về tương lai của thiết bị này ở Việt Nam và trên thế giới.

Một thành tựu quan trọng, có ý nghĩa

Phạm Gia Vinh (32 tuổi), sinh viên ngành Điện, Điện tử công nghiệp – Điều khiển tự động một trường đại học ở Pháp, nay là giám đốc Cty Cổ phần Nghiên cứu & Phát triển Đông Giang Việt Nam, chủ nhiệm CLB máy bay mô hình phía Bắc. Vinh chia sẻ về thiết bị bay tầng bình lưu 23km gây nhiều tò mò.

Theo Vinh, việc chế tạo thiết bị bay tầng bình lưu mà công ty đã chế tạo và thử nghiệm thành công thực chất là lời giải cho bài toán mà một công ty của Singapore đặt ra: đưa được thiết bị bay lên tầng 30-50km - tầng bay thấp hơn vệ tinh nhưng cao hơn máy bay không người lái và có thể thu hồi chính xác thiết bị.
 
Phạm Gia Vinh bên cạnh sản phẩm có trần bay 23 km do anh nghiên cứu, chế tạo .

Lời giải mà Cty Đông Giang đưa ra là chế tạo thiết bị bay dựa trên công nghệ nền là khinh khí cầu đã được một số quốc gia như Mỹ, Úc, Ấn Độ sử dụng. Thiết bị này có trọng lượng 600kg, trần bay 30- 50km, thời gian bay có thể lên tới một tuần. Toàn bộ việc chế tạo thiết bị bay và thiết bị điều kiện ở mặt đất đều thực hiện tại Việt Nam.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị là khí cầu mang khoang đổ bộ chứa các thiết bị nghiên cứu lên tầng bay 30-50km. Khí cầu được điều khiển tự động để duy trì trần bay ổn định. Sau thời gian lưu lại trên tầng bình lưu, khoang đổ bộ tách khỏi khinh khí cầu, trở về vị trí đã được định trước.

Thiết bị này mang theo các thiết bị nghiên cứu như camera, ăng ten, radar, có thể phục vụ nhiều mục đích như nghiên cứu tài nguyên, môi trường, phục vụ an ninh quốc phòng. Ví dụ như có thể quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão, tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.

Phạm Gia Vinh cho biết, thiết bị này đã được thử nghiệm ở ngoại ô một thành phố ở Ấn Độ với trần bay 23km để kiểm tra khả năng tương thích và ổn định của các thiết bị điện tử ở tầng bình lưu, khả năng duy trì môi trường của khoang đổ bộ. Kết quả đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Cũng trong đợt thử nghiệm, Cty Đông Giang đưa lên tầng bình lưu ba cá thể chuột, khi trở về khỏe mạnh bình thường. Sắp tới thiết bị sẽ thử nghiệm ở trần bay 30 km.

Ưu điểm nổi trội nhất của thiết bị này so với các thiết bị bay sử dụng công nghệ nền khinh khí cầu là khả năng thu hồi chính xác thiết bị, có thể điều khiển thiết bị hạ cánh trong phạm vi 50km – 80km với sai số dưới 50m. Vì vậy, khoang đổ bộ hạ xuống đất sẽ không ảnh hưởng tới người, nhà, và các công trình dưới mặt đất, cũng như thu hồi các thiết bị nghiên cứu đắt tiền.

Nói về khả năng ứng dụng của sản phẩm này, Vinh cho biết, thiết bị bay này có tầng bay cao hơn máy bay không người lái (tối đa là 21km), giá thành lại rẻ hơn máy bay không người lái nên khả năng ứng dụng sẽ rất cao.

Đánh giá về thiết bị bay do Phạm Gia Vinh và Cty Đông Giang chế tạo, các chuyên gia đều cho rằng đây là một hướng đi tích cực, cần được hỗ trợ.

                                                                                                         Theo Nguyễn Hoài (Tiền phong)

“Siêu xe” đi gần 1.000km hết 1 lít xăng của sinh viên Việt


Chiếc xe 3 bánh “siêu” tiết kiệm nhiên liệu của nhóm sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải vừa giành giải nhất cuộc thi “ Ý tưởng hành trình xanh” do Honda tổ chức.

Chiếc xe với hình dáng mô phỏng xe đua Công thức 1 này đã chiến thắng với thành tích đi 999,884km chỉ tốn 1 lít xăng. Đây là sáng chế của nhóm sinh viên khoa Cơ khí thuộc Trường Đại học Giao thông Vận tải. Và đội sẽ đại diện cho sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản tham dự cuộc thi chung kết này vào tháng 10 tới.

Ngay từ khi bắt đầu tham gia cuộc thi, nhóm đã đưa ra tiêu chí chế tạo chiếc xe nhẹ nhất, gọn nhất và nhanh nhất đạt hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu tối đa có thể. Và sau ba tháng miệt mài làm việc, đến đầu tháng 3.2015, đội đã cho ra chiếc xe 3 bánh dài 2,33m, cao 73cm. Kết quả nghiên cứu này đã vượt kỳ vọng của đội đề ra ban đầu.

   Đội đang hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng của xe

Nhóm đã tìm mua composite làm chất liệu cho vỏ xe. Theo trưởng nhóm Hoàng Văn Hưng, đây là chất liệu vốn đang rất quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuyền,… hiện nay. Việc chế tạo vỏ xe bằng composite dễ dàng hơn nhiều trong việc tạo khuôn và hình dáng của xe giúp xe chạy nhanh hơn.

Đội sử dụng loại xăm lốp trơn, để giảm ma sát tối đa so với mặt đường, giúp xe chạy nhanh hơn, giảm thiểu tối đa lực cản của đường đi đối với xe.

Trong cuộc thi, Honda tài trợ cho mỗi một đội một động cơ Wave 110cc. Và sau khi đã cắt bỏ phần hộp số và một số phần dư thừa khác, động cơ nhẹ hơn được 3kg so với nguyên bản. Động cơ ban đầu là động cơ chế hòa khí, sau đó cũng đã được đội cải tiến thành hệ thống động cơ phun xăng điện tử, tiết kiệm khoảng gần 20% nhiên liệu.

Để tiết kiệm nhiên liệu tối đa, những yếu tố khác như bánh xe nhỏ gọn, vòng bi trơn, kết cấu khung hợp lý nhưng đảm bảo độ ứng vung và vẫn giảm khối lượng xe một cách hiệu quả nhất cũng là những yếu tố được cả nhóm xử lý.

                                                    Phong đang lái chiếc xe trên đường đua 

Tối giản các bộ phận của xe là phần thiết kế, nhưng nguyên lý xe chạy như thế nào để đi gần 1000km chỉ tiêu thụ 1 lít xăng? Để trả lời câu hỏi này ThS. Trương Mạnh Hùng – thầy giáo hướng dẫn đội CKOUTC1 giải thích: “Điều khiển xe đến tốc độ 40 – 50khm/h, người lái tắt máy cho xe tự trôi được khoảng 600m. Sau đó sẽ khởi động lại để xe tiếp tục vận hành. Xe chạy theo một quy tắc như vậy nên đi quãng đường 999,884km chỉ tiêu tốn 1 lít xăng”.

Thầy Hùng chia sẻ mong muốn của mình: “Với thành công của các bạn ngày hôm nay, tôi mong những thiết kế này sẽ được Honda đưa vào ứng dụng. Điều này sẽ khích lệ không nhỏ các bạn sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo của mình.”

                                                                                                          Theo Nguyễn Chiêm (Danviet.vn)

Bên trong nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới


Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới nằm trên sa mạc khô cằn ở căn cứ Không quân Davis-Monthan, ngoại ô Tucson, Arizona, Mỹ. Các hoạt động bảo dưỡng hay tháo dỡ bộ phận máy bay diễn ra hàng ngày ở khu vực rộng hơn 1.000 ha.

Quân đội Mỹ bảo dưỡng những phi cơ bị loại khỏi biên chế rất cẩn thận vì chúng là nguồn cung cấp phụ tùng thay thế và lượng kim loại khổng lồ để phục vụ các yêu cầu khác.

Nhiệm vụ này được giao cho nhóm Tái sử dụng và Bảo trì hàng không vũ trụ số 309, được thành lập năm 1946 từ Đơn vị Không quân số 4105. Họ chịu trách nhiệm lưu giữ những chiến đấu cơ từng được sử dụng trong Thế chiến 2.

Môi trường ít mưa khiến máy móc, các thiết bị điện tử và thân máy bay được bảo quản trong tình trạng tốt nhất trong khi mặt đất luôn rất cứng để máy bay không bị lún. Nó giúp đội bảo trì không mất quá nhiều công sức để giữ phi cơ trong tình trạng tốt.

Nhiều công nhân dân sự được thuê để tháo dỡ máy bay chiến đấu đã qua sử dụng. Trong ảnh: Phil Kovaric (phải) và Dennis Varney đang cố gắng tháo một giá treo tên lửa trên chiếc F-4 Phantom. Sau khi tháo dỡ toàn bộ thiết bị cần thiết, người ta sẽ "hóa kiếp" phi cơ này để lấy kim loại.

Các hoạt động bảo dưỡng hay tháo dỡ bộ phận máy bay diễn ra hàng ngày ở khu vực rộng hơn 1.000 ha. Phi cơ mới liên tục được kéo tới nghĩa địa sau khi bị loại bỏ. Nhiều chiếc còn hoạt động tốt.

Một chiếc CH-46 Sea Knight bị tháo bỏ cánh quạt. Nó nằm nhiều năm ở nghĩa địa nhưng vẫn phải chờ tới lượt được hóa kiếp.

Một chiếc máy bay tuần thám, săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ mới được đưa tới nghĩa địa. Nhân viên nhóm 309 đang buộc dây cáp vào vị trí gần cánh đuôi máy bay.

Máy bay ném bom chiến lược B-52G đang bị tháo dỡ. Không quân Mỹ loại nhiều pháo đài bay khỏi biên chế sau khi ký thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Nga thời hậu Chiến tranh Lạnh. Những chiếc B-52 bị tháo phần cánh đuôi để đảm bảo chúng đã thực sự ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Không quân Mỹ mới đưa một chiếc B-52 trở lại biên chế chiến đấu sau nhiều năm bỏ nó trên sa mạc.

Công nhân lắp đặt khóa cánh lái trên đuôi một máy bay vận tải chiến lược Lockheed C-5 Galaxy.

Chiến đấu cơ lừng danh F-16 Fighting Falcons được bọc trong một lớp sơn đặc biệt để phi cơ không bị phá hủy. Đây là mẫu máy bay phổ dụng nhất của phương Tây với hơn 4.500 chiếc được chế tạo. Không quân Mỹ đã ngừng mua F-16. Những chiếc bị loại khỏi biên chế được sửa chữa và lắp đặt hệ thống điều khiển từ xa để trở thành máy bay mục tiêu.

Người ta chế tạo những thiết bị chuyên dụng để giúp máy bay cố định tại nơi đỗ.

Lính Mỹ đánh bài giải trí trong thời gian nghỉ giải lao. Họ đang sửa chữa một chiếc F/A-18, máy bay chuyên trách trên tàu sân bay, để đưa nó trở lại phục vụ.

                                                                                                                                          Theo Zing

Trao ba giải nhất cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi TPHCM 2015




Kim Hảo giới thiệu về sản phẩm " Máy tính khoa học"
tại Triển lãm sáng tạo KHCN trẻ Châu Á
Vượt qua 840 bài dự thi lý thuyết và mô hình sáng tạo, ba bài thi xuất sắc của bốn học sinh ba cấp tiểu học, trung học sơ sở và trung học phổ thông đã đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi TPHCM năm 2015.

Đó là các bài thi “Mô hình khu vui chơi hướng nghiệp kỹ năng sống lưu động” của Phan Lê Ánh Dương (học sinh lớp 4, Trường tiểu học bán trú Thới Tam, huyện Hóc Môn), sản phẩm “Laser Bot” của Nguyễn Dương Kim Hảo (học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình) và sản phẩm “Phương pháp chế tạo tấm cách nhiệt từ vỏ trấu và thủy tinh lỏng của Võ Thị Hồng Thảo và Nguyễn Võ Minh Hiếu (học sinh lớp 11, Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú).

Nổi lên trong số các học sinh đoạt giải, Nguyễn Dương Kim Hảo từng được biết đến với danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2013. Em đã có nhiều sản phẩm đạt giải trong nhiều cuộc thi sáng tạo dành cho lứa tuổi học sinh trong nước và quốc tế. Ví dụ như sáng chế “Bảng điều khiển thông minh” của Kim Hảo đã gây ấn tượng tại Triển lãm quốc tế về công nghệ, sáng kiến sáng chế năm 2013 (ITEX 2013), giành HCV tại Malaysia và Indonesia cũng như giải thưởng đặc biệt của Viện Sáng tạo Hàn lâm Hàn Quốc. Một sản phẩm khác của Kim Hảo, “Máy tính hóa học” như máy tính bỏ túi sử dụng chip điều khiển trung tâm ATMega128, viết bằng ngôn ngữ C có thể tìm kiếm phương trình hóa học bằng chất tham gia, chất tạo thành hoặc cả hai, cân bằng phương trình hóa học, xem tên gọi các chất… giúp việc học môn Hóa thuận tiện. "Máy tính hóa học" đã giành giải nhất tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TPHCM và Hội thi tin học trẻ TPHCM năm 2013...

Bên cạnh đó, ban tổ chức cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TPHCM còn trao ba giải nhì, ba giải ba và 11 giải khuyết khích… với tổng giải thưởng 52 triệu đồng.

Nhằm khuyến khích hơn nữa phong trào sáng tạo và niềm say mê khoa học công nghệ trong học sinh TPHCM, trong thời gian tới, Sở KH&CN TP.HCM sẽ phối hợp các đơn vị khác của thành phố tiếp tục đầu tư, tạo cơ chế và nguồn lực để gắn kết các hoạt động sáng tạo thông qua việc tổ chức chương trình cụ thể như sân chơi khoa học cuối tuần, sân chơi khoa học vui, chương trình trí thức khoa học trẻ tình nguyện, chuyến xe tri thức... Ngoài ra, Sở KH&CN TP.HCM cũng sẽ hỗ trợ các em tham gia các sự kiện, cuộc thi, giải thưởng tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Tuyệt chiêu kinh doanh hốt bạc của đại gia Việt chơi ngông


Nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo của đại gia Việt khiến họ "phất" lên nhanh chóng khi thu lợi nhuận tiền tỷ.

“Ngông” một phần, thành công của các ông chủ kinh doanh có được là nhờ tinh thần dám đổi mới, dám thử những ý tưởng kinh doanh độc nhất vô nhị, cộng thêm sự cần cù chịu khó để làm ra những sản phẩm ngon, lạ, thu hút khách mua.

“Vua” dưa hấu thỏi vàng

Trái dưa hấu thông thường bán không được giá cao, lại không có nhiều điểm độc đáo, lạ mắt, bởi vậy, ông chủ của vườn dưa hấu tại Cần Thơ quyết “liều” một phen, thử nghiệm tạo hình lạ mắt cho dưa.

Nghĩ là làm, ông Trần Thanh Liêm (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã “nặn” những trái dưa thành hình thỏi vàng, có chữ “tài”, “lộc”, gây “sốt” thị trường, đem về lợi nhuận nửa tỷ đồng vụ gần Tết.
Tuyệt chiêu kinh doanh hốt bạc của đại gia Việt chơi ngông
Vườn dưa hấu thỏi vàng của ông Liêm.  
Nhớ lại những ngày đầu tiên triển khai ý tưởng tạo hình dưa hấu, ông Liêm ví mình như người “mò kim đáy biển” vì không có kiến thức, kinh nghiệm nào hướng dẫn tạo hình dưa hấu. Khó khăn chồng chất khi làm sao hình tròn của trái dưa thành hình vuông, hình thỏi vàng, chất liệu làm khuôn nào bền, có sức chịc lực lớn khi trái dưa lớn.

Sau bao thử nghiệm, từ khuôn tạo hình bằng sắt, bê tông, kính mà không thành công, cuồi cùng ông Liêm chọn được khuôn nhựa composite dẻo dai, chịu được lực lại cho các cạnh trái dưa mềm mại. Ăn, ngủ, suy nghĩ cùng ruộng dưa, không ngại nắng mưa, bao trăn trở của ông chủ dám đổi mới, những vựa dưa hấu thỏi vàng hơn 100 trái được thu hoạch, mang về lợi nhuận tiền tỷ.

Máy quét an ninh cho toàn bộ máy bay



Một công ty Romania đã phát triển loại máy quét X-quang di động, giúp quét toàn thân máy bay và phát hiện vũ khí hoặc vật khả nghi nhanh chóng.

Thiết bị này có tên là Roboscan 2M Aeria, do công ty MB Telecom của Romania phát triển. Nó sử dụng chùm tia bức xạ hình nón để quét dọc thân máy bay và nhìn thấu mọi thứ nhỏ nhất bên trong, kể cả sợi dây tóc bóng đèn.

Theo The Times, Aeria có giá khoảng 3,2 triệu USD. Gần đây, nó được đưa ra thử nghiệm quét xe tải chở hàng ở biên giới Đông Âu. Kết quả, nó phát hiện một xe chở lậu 76.000 bao thuốc lá.

Trên trang web của công ty, MB tuyên bố Aeria "chính là giải pháp hàng đầu để kiểm tra an ninh hàng không." Nó có thể quét nhiều loại máy bay, từ máy bay tư nhân cỡ nhỏ, đến những máy bay thương mại cỡ trung bình.

MB còn lưu ý, trong khi hành khách và hành lý bị kiểm tra nghiêm ngặt, thì các máy bay lại không được kiểm tra, đặc biệt là phi cơ khởi hành từ những sân bay tư nhân nhỏ không đảm bảo an ninh.

Thiết bị này sẽ giúp tăng cường an ninh hàng không ở bất cứ sân bay nào, vì nó chỉ cần 20 phút để quét toàn bộ máy bay. Nhân viên ngồi bên trong xe tải, sẽ điều khiển thiết bị quét lắp trên cần cẩu. Máy bay được kéo về phía trước bởi một tàu kéo chạy pin, đi qua bộ tách sóng. Sau đó, máy quét sẽ phát ra tia X, tạo thành chùm hình nón, quét dọc máy bay.

Tuy nhiên, nó vẫn đang được nghiên cứu, vì e ngại các tia bức xạ gây nguy hiểm cho hành khách. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, một số bộ phận máy bay như thân và cánh, không được phép kiểm tra.
27E4A9AA00000578-3052031-An-op-4174-6418
Máy quét có thể nhìn thấu những vật siêu nhỏ, như dây tóc bóng đèn bên trong máy bay. Ảnh: MB Telecom

Lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ



Bàn ghế mầm non chất liệu nhựa thường là những sản phẩm được rất nhiều gia đình lựa chọn để làm nơi học tập cho con em mình bởi những sản phẩm này thường có tính tiện dụng rất lớn, độ bền cao, dễ dàng di chuyển cũng như màu sắc sinh động, tạo cảm giác thích thú cho trẻ, thế nhưng có một điều chúng ta không lường trước được rằng, nếu chọn mua phải những chiếc bàn ghế mầm non có chất liệu nhựa kém thì tác hại của chúng đối với sức khỏe con người là không hề nhỏ, cho nên, các bạn sẽ cần phải nắm rõ được những lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ để lựa chọn những sản phẩm an toàn nhất cho con em của mình.
-Những bộ bàn ghế mầm non nhựa của gia đình bạn phải thật bóng, nhựa có độ trong cao và phải thật cứng và chắc chắn, tuyệt đối không được sử dụng các loại nhựa hữu cơ bởi chúng có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người, cách phân biệt nhựa hữu cơ đơn giản nhất đó là các bạn hãy rọi sản phẩm dưới ánh nắng nếu như các bạn có thể nhìn xuyên qua thì đó là nhựa hữu cơ.
-Những bộ bàn ghế mầm non nếu chúng phát ra mùi nhựa khó chịu thì các bạn không nên lựa chọn bởi chúng có chứa các độc tố tiềm ẩn như polyme mạch thơm.
-Những bộ bàn ghế mầm non được sử dụng lâu ngày trong gia đình bạn thường có sự xuất hiện của những vết trầy xước, đây chính là địa điểm tích tụ các loại vi khuẩn có hại và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh ra các loại độc tố.
-Hạn chế việc chọn mua cũng như sử dụng các loại bàn ghế mầm non nhựa có màu sắc quá rực rỡ bởi chúng thường chứa rất phẩm màu và hóa chất độc hại cho cơ thể chúng ta.
-Nhựa được sử dụng lâu ngày thường rất dòn và dễ gãy cho nên việc chú ý để tránh những thương tổn cho chúng gây ra là không hề vô ích bởi với bề mặt sắc nhọn của mình thì việc chúng gây ra những thương tổn cho trẻ là một chuyện hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Cho nên, cần xem kỹ những lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất, các chất liệu nhựa của công ty chúng tôi được làm từ chất liệu nhựa composite, đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất cho người sử dụng và cực kỳ thân thiện với môi trường.

Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật nào?

ô tô điện

Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường.

Thời gian gần đây, tại Hà Nội và TP.HCM, người tiêu dùng đang "sốt xình xịch" bởi một loại xe ô tô chạy bằng điện với giá "siêu rẻ", chỉ khoảng 50 triệu đồng.

Theo như lời quảng cáo thì ô tô điện có 3 loại là xe 3 bánh, 4 bánh và mui trần. Trọng lượng xe là 350kg, tải trọng khoảng 200kg. Xe có khả năng leo dốc từ 25-35 độ, có phanh bánh sau ổ đĩa. Pin xe được bảo trì miễn phí, điện áp 48V. Thời gian sạc đầy pin là 5 tiếng, quãng đường di chuyển tối đa 60km. Khách muốn chạy đường dài nên mua thêm pin dự phòng. Trong xe còn có máy nghe nhạc và quạt sưởi. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, bên bán còn cam kết “như đinh đóng cột”: “Xe được nhập là xe chính hãng, đủ điều kiện tham gia giao thông ở Việt Nam (có thể lưu hành như xe đạp điện). Xe có đầy đủ giấy tờ hải quan, có xuất hoá đơn, bảo hành sửa chữa chính hãng và đặc biệt người điều khiển xe không cần bằng lái”. Tuy vậy, để được sở hữu chiếc xe này, khách hàng phải đặt trước từ 10-15 ngày và đặt cọc 80% tổng giá trị của xe.

Giá rẻ, lại có thể "che nắng che mưa" nên loại ô tô điện này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người dân. Điều khiến nhiều người băn khoăn là người lái xe này có cần bằng lái không, xe có đủ các loại giấy tờ cần thiết và đã được phép lưu hành ở Việt Nam chưa?

 
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường. (Ảnh minh họa).

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết : Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ô tô bình thường. Việc đăng ký đăng kiểm xe ô tô điện đã được quy định trong Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT. Và như vậy, những xe ô tô điện loại này đang được bán trên thị trường Hà Nội và TPHCM hiện nay chắc chắn không được phép lưu hành bởi chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Ngoài ra, theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô điện nếu không có đăng ký, đăng kiểm mà tham gia giao thông trên đường là bị phạt. Còn đối với người điều khiển ô tô điện, theo Thông tư 86, phải có giấy phép lái xe hạng B2 trở lên và chỉ được hoạt động trong phạm vi hạn chế theo quy định của UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) công an Hà Nội cho biết; Phòng đã nắm tình hình và cử cán bộ theo dõi chặt chẽ để có báo cáo lên lãnh đạo Bộ để quản lí loại phương tiện này. Và hiện tại, đội Đăng kí và quản lí phương tiện PC67 của Hà Nội cũng chưa cấp đăng kí cho bất kì phương tiện ô tô điện cùng loại như trên.

Hiện tại ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh hiện có một loại ô tô điện là phương tiện chở khách du lịch được hoạt động trong các khu vực hạn chế và được quản lí chặt chẽ về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như cơ chế vận hành. Ngoài ra, còn một số loại xe điện khác được sử dụng trong các khu resort, sân golf…, nhưng loại xe này hoàn toàn không được phép lưu thông trên đường như những phương tiện cơ giới khác.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Máy bay mô hình nhỏ: Quà tặng của giới hàng không



Mỗi khi gặp nhau, doanh nhân Mỹ thường bắt tay, còn doanh nhân Nhật thì cúi chào. Riêng giới điều hành các hãng hàng không thế giới lại có cách chào đặc biệt là trao đổi nhau những mô hình máy bay.




Trao mô hình thay danh thiếp

Theo AP, khi các hãng hàng không bắt đầu bay đến những thành phố mới, giao dịch với nhà tài trợ hoặc các hãng khác, những mô hình máy bay chất lượng cao - thường dài 30-60cm - tạo nên một hình ảnh nền tảng hoàn hảo, có thể làm tan băng các mối quan hệ hoặc hàm chứa một lời cảm ơn.

Trong khi tấm danh thiếp có thể mau chóng bị quẳng vào ngăn kéo, một mô hình máy bay vẫn hiện diện trên bàn làm việc các chính trị gia và các nhà môi giới đầy quyền lực. Theo Jeff Knittel, người giám sát việc cho thuê máy bay của tập đoàn tài chính CIT Group Inc: “Đó là món quà tặng mà người nhận không thể cho vào tủ”. Airbus, hãng sản xuất máy bay châu Âu đã nhận đặt hàng 1.456 máy bay chở khách từ 67 hãng bay trên thế giới trong năm qua và Airbus cũng có đơn đặt hàng riêng với 30.000 mô hình máy bay.

Ông Chris Jones, phó chủ tịch kinh doanh hãng Airbus vùng Bắc Mỹ cho rằng: Các thương vụ nhiều triệu đô-la được quyết định căn cứ vào hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, chi phí bảo trì, tải trọng hàng hóa và tầm hoạt động của máy bay. Tuy nhiên, các mô hình máy bay sẽ giúp khởi đầu cho câu chuyện: “Đặt một mô hình trên bàn sẽ không ảnh hưởng đến thỏa thuận, nhưng có thể gây chú ý cho họ”. Sau khi chào hàng, mô hình được để lại cho những người cấp cao nhất “…như chút gì đó buộc họ phải nhớ đến mình”.

Truyền thống trao đổi máy bay mô hình đã phổ biến trong nhiều thập kỷ; và đi qua trụ sở của bất kỳ hãng hàng không nào, bạn cũng có thể nhận ra mô hình các kiểu máy bay của hãng, cả những đối thủ cạnh tranh. Sau 30 năm làm việc, Gerry Laderman, phó chủ tịch cấp cao đặc trách về tài chính và mua sắm của United Airlines đã thu thập khá nhiều mô hình. Nay văn phòng ông tại Chicago không còn chỗ, nên các mẫu mới được trưng bày trên các ngưỡng cửa sổ dọc theo hành lang. Ông nói: “Sau mô hình thứ 100, vợ tôi không cho mang cái nào về nhà nữa!”.


Ông Ray Conner (phải), phó chủ tịch hãng Boeing tặng mô hình máy bay cho ông Michael O'Leary, tổng giám đốc hãng hàng không Ryanair - Ảnh: Reuters

Ngành hái ra tiền, sản phẩm không dễ mua

Những mô hình máy bay vốn có nguồn gốc từ các kỹ sư hàng không vũ trụ, được sử dụng để thiết kế máy bay trong thời kỳ chưa có máy tính và sau đó đưa mẫu đi thử nghiệm trong các hầm thổi gió. Sau đó, vào năm 1946, hai công nhân hãng Douglas Aircraft Co. đã lập công ty Pacific Miniatures (PacMin) với sự khuyến khích của các nhà sản xuất máy bay. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, Douglas phải đối mặt với một thách thức lớn và theo Fred Ouweleen Jr., chủ sở hữu hiện tại của PacMin: “Họ có nhiệm vụ phải tăng tính lãng mạn và sang trọng cho ngành du lịch hàng không”.

Đặt trụ sở tại Fullerton, California, công ty đã làm những mô hình lớn cho thấy phần nội thất bên trong máy bay và chúng trở thành điểm tựa cho các cơ quan du lịch trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, đã có nhu cầu với mô hình máy bay nhỏ hơn, có thể đặt trên bàn làm việc, kệ sách của mọi người. Ngày nay PacMin nổi tiếng với những mô hình được thu nhỏ đến 1/100 kích thước của một máy bay phản lực. Ouweleen nói: “Tôi cho rằng nếu có hỏa hoạn, mô hình máy bay sẽ là những vật đầu tiên được đưa ra khỏi tòa nhà”.

PacMin sản xuất mô hình cho hơn 4.000 khách hàng trên toàn thế giới với đơn hàng điển hình chỉ khoảng vài chiếc. Ouweleen cho biết: “Với chúng tôi, 100 chiếc là đơn hàng lớn”. Tuy nhiên, mỗi năm hãng đã bán hơn 15.000 chiếc khác nhau, với giá từ 130 đến 1.500 USD/chiếc, tùy theo kích thước, độ khó và thời gian giao hàng. Công ty tư nhân PacMin có 165 công nhân và doanh thu 10 triệu USD mỗi năm.


Mô hình máy bay Boeing 747 của hãng hàng không China Airlines tại văn phòng bán vé của hãng ở Đài Bắc, Đài Loan - Ảnh: Reuters

Công chúng thường không thể mua các mô hình PacMin, dù có nhiều trên mạng eBay và người bán thường yêu cầu từ 200 đến 400 USD. Ông Mark Jung ước tính đã chi 45.000 USD để mua mô hình máy bay trong 45 năm qua và hiện ông đã có hơn 1.000 chiếc. Một số ít của PacMin, nhưng phần nhiều là mô hình do Gemini, một đối thủ cạnh tranh sản xuất. Ông Jung từng là nhân viên một hãng hàng không, hiện phụ trách các thẻ ra vào sân bay Milwaukee, bang Wisconsin. Trong suốt 10 năm tại đó, nhiều hãng bay đã tặng mô hình máy bay để tỏ lòng biết ơn ông. Hiện văn phòng ông đã có hơn 100 chiếc, những chiếc khác được trưng bày tại bảo tàng sân bay.

Robin Hayes, giám đốc điều hành hãng JetBlue có 15 mô hình trong văn phòng và hơn chục chiếc khác trên kệ gần đó, gồm cả mô hình Airbus A330 mà một đại diện bán hàng của nhà sản xuất này đã tặng ông. Đó là máy bay đặc biệt không có trong đội bay của JetBlue, mà chỉ có mô hình trong văn phòng. Theo ông Robin: “Vài người thích đến bảo tàng xem tác phẩm nghệ thuật, có người thích một chai vang hấp dẫn, còn tôi thích mô hình máy bay thật đẹp”.

P. Nguyễn Dũng 
(tổng hợp)

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CẦN CÂU CÁ


Vào mỗi dịp cuối tuần, thay vì đi mua sắm hay đến các địa điểm vui chơi giải trí sôi động, nhiều người lại chọn cho mình cách thư giãn ở các ao, hồ tĩnh lặng với những chiếc cần câu. Câu cá trước kia vốn là một nghề mưu sinh của người dân vùng sông nước, song ngày nay khi nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao thì câu cá lại trở thành thú vui được nhiều người ưa thích. Cùng với thú vui đó thì chiếc cần câu cũng trở nên nổi bật hơn, không còn là chiếc cần câu tre như trước nữa mà thay vào đó là chiếc cần câu cá được sản xuất với công nghệ cao.

Bài viết này sẽ cho bạn biết người ta sản xuất cần câu như thế nào. Hiện nay cần câu của Nhật được đánh giá là tốt nhất thế giới nhờ vào chất liệu, trang thiết bị và công nghệ hiện đại.

Như ta đã biết, sợi carbon có rất nhiều ứng dụng, từ các chi tiết tàu vũ trụ, phi cơ, xe thể thao, và đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất cần câu. Cùng một tiết diện, sợi carbon có sức chịu kéo lớn hơn cả thép, lại nhẹ. Người ta dùng sợi carbon kết hợp với sợi thủy tinh và nhựa, composite, cùng các phụ gia khác, để dệt thành những tấm vải mỏng. Sau đó tấm vải này được tạo kiểu dáng, phủ nhiều lượt, theo những khuôn mẫu khác nhau, rồi phủ thêm các lượt sơn bảo quản trong suốt hoặc màu mè, trở thành vỏ xe hơi, xe máy, xuồng cao tốc...

Riêng với cần câu, người ta dệt sợi carbon theo một chiều, tấm vải mỏng này có thể xé theo chiều dọc như ta chẻ dọc một khúc tre vậy, nhưng để xé ngang thì rất khó. Tất nhiên ta chẳng xé nó ra làm gì. Nhưng sợi carbon được dệt như vậy để chiếc cần câu có thể chịu lực kéo tốt nhất.

Người ta cắt tấm vải sợi này thành những miếng hình tam giác theo tỷ lệ đường kính gốc và ngọn cần câu đòi hỏi, đáy tam giác là gốc, đỉnh tam giác là ngọn. Sau đó họ dùng một cái phôi có kích thước và chiều dài đúng bằng khoảng rỗng của cần câu sau khi hoàn thành, họ dùng cái phôi thép này làm dưỡng (khuôn) và bắt đầu quấn những tấm vải sợi carbon xung quanh bằng một chiếc máy chuyên dụng.

Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon

Sau rất nhiều lượt quấn, nhiều lượt sợi carbon đã đan thành một ống tròn đầu to đầu nhỏ, nó đã có hình dáng khá giống chiếc cần câu thành phẩm. Nhưng câu chuyện còn dài...

Toàn bộ được đưa vào một lò hấp với nhiệt độ cao, để đảm bảo các lớp sợi gắn kết vào nhau hoàn hảo, chắc chắn.
Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon

Người ta sẽ cắt chúng thành nhiều khúc, hoặc để nguyên, tùy theo mục đích họ sản xuất cần nhiều khúc hay 1 khúc. Họ tiến hành lắp khoen, làm sao cho các khoen thẳng hàng nhau, thu nhỏ dần đều đặn. Họ tính toán khoảng cách chịu lực đều, và làm sao để trong quá trình câu, hạn chế tốt nhất cước văng vào cần, ảnh hưởng đến độ quăng mồi và chất lượng cần cũng bị ảnh hưởng. Cần được sơn phủ, trang trí bằng những lượt sơn màu, logo, tem chìm... lớp sơn bóng trong suốt bảo vệ bên ngoài.

Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon
Cán cần câu được làm bằng gỗ bấc, gần giống như loại làm nút chai rượu vang. Nó có ưu điểm nhẹ, êm, giữ nhiệt tốt giúp mùa đông cầm cần câu không bị cóng tay.

Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon

Sau đó cần câu sẽ được một chiếc máy test thử bằng những cú giật, nẩy, được cài đặt theo định mức giới hạn của loại cần đó. Những chiếc nào "không chịu nổi nhiệt" sẽ bị gãy, loại bỏ không thương tiếc. Tuy nhiên với quy trình sản xuất tiêu chuẩn, điều này là hơi hiếm xảy ra.

Sau quá trình kiểm tra kỹ càng, cần câu được đóng gói, dán nhãn mác, đóng dấu chất lượng. Nó đã sẵn sàng đi khắp nơi trên thế giới, để đến với những cần thủ, khám phá những thử thách đang chờ đợi.
Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon



6 VẬT LIỆU CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI.


Vật liệu tận dụng từ nhiệt thải hay vật liệu tự phục hồi có thể được ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu tàu vũ trụ, cung cấp năng lượng trong tương lai.

Vật liệu có tính dẫn điện
Graphene là một lớp carbon hợp thành một mạng hình lục giác (kiểu tổ ong), với khoảng cách giữa các nguyên tử carbon là 0,142 nm. Màng graphene có độ dày tương đương đường kính của nguyên tử.
Giống cấu trúc của graphene, stanene được cấu tạo từ một lớp nguyên tử. Nhưng thay vì carbon, stanene được hình thành từ thiếc. Đây là đặc điểm tạo nên sự khác biệt và giúp vật liệu này dẫn điện với hiệu suất 100%.
Về mặt lý thuyết, giáo sư Shoucheng Zhang là người giới thiệu stanene lần đầu tiên vào năm 2013. Theo mô hình của ông, stanene là một chất cách điện tô pô, nghĩa là nó có các cạnh hoặc bề mặt bên ngoài dẫn điện, còn bên trong là chất cách điện (giống một que kem phủ chocolate, trong đó chocolate là chất dẫn điện, kem là chất cách điện). Do đó, stanene có thể dẫn điện với điện trở bằng không ở nhiệt độ phòng.
Tính chất của stanene chưa được kiểm tra thực nghiệm, tuy nhiên các dự đoán khác của Zhang về các chất cách điện tô pô khác đã được chứng minh là đúng.
5-7730-1423802228.jpg
Cấu trúc phân tử của stanene. Ảnh: SLAC
Vật liệu tự phục hồi
Năm 2014, phòng thí nghiệm của Scott White, chuyên gia Đại học Illinois, tạo ra một loại polymer mới với tính năng tự rỉ ra để sửa chữa lỗ hổng mà mắt thường nhìn thấy được. Loại polymer này có một hệ thống mạch chất lỏng mà khi vỡ ra sẽ tự đông lại giống như máu.
Các vật liệu sẵn có khác có thể làm kín vết nứt cực nhỏ, trong khi vật liệu mới có tác dụng với lỗ hổng rộng 4 mm và các vết nứt xung quanh nó. Trong tương lai, chúng có thể được ứng dụng trong công nghệ vũ trụ.
Vật liệu nhiệt điện
Nhiệt thải là kết quả tất yếu của bất kỳ thiết bị sử dụng điện. Theo ước tính của giới chuyên gia, lượng nhiệt thải ra bằng hai phần ba lượng nhiệt đã sử dụng. Đây chính là lý do khiến giới nghiên cứu tận dụng nguồn nhiệt thải này và tạo ra vật liệu nhiệt điện.
Công ty Alphabet Energy ở California, Mỹ, giới thiệu một loại máy phát nhiệt điện cắm thẳng vào ống xả của máy phát điện thông thường, chuyển hóa nhiệt thải thành điện năng hữu ích. Thiết bị được giới thiệu năm ngoái sử dụng vật liệu tương đối rẻ gọi là tetrahedrite, có thể đạt hiệu suất 5-10%.
Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học nghiên cứu một vật liệu có hiệu suất cao hơn gọi là skutterudite. Nó có giá thành rẻ hơn và hiệu suất đủ lớn để ứng dụng trong nhiều thiết bị tiêu tốn năng lượng.
Vật liệu nhiệt điện được ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo tàu vũ trụ.
Pin Mặt Trời giá rẻ
Năng lượng Mặt Trời có chi phí rẻ nhưng việc xây dựng một nhà máy điện sử dụng các tế bào quang điện từ silicon đơn tinh thể là một quá trình tốn kém và tiêu tốn năng lượng. Khoáng vật Perovskit có thể là một dạng vật liệu thay thế.
Perovskit được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn một thế kỷ. Năm 2009, tế bào quang điện được tạo ra từ perovskite có hiệu suất chuyển đổi năng lượng khoảng 3.8% và tăng lên 19,3% trong năm 2014. Con số này chưa cao so với phương thức sử dụng silicon, nhưng nó có thể phát triển nhanh chóng trong một vài năm và chi phí rẻ hơn.

Vật liệu cứng nhưng siêu nhẹ
4-8295-1423802228.jpg
Mô phỏng vật liệu aerogel. Ảnh: NASA
Dù rất nhẹ, Aerogel có thể thể chịu được sức nóng của một bộ đèn hàn hoặc sức nặng của một chiếc ôtô. Loại vật liệu này còn được gọi là khói đóng băng hay khói xanh.
Điểm yếu của Aerogel là độ giòn, đặc biệt khi làm từ silic. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Mỹ (NASA) đã thử nghiệm với vật liệu làm từ polymer, ứng dụng tính cách điện của nó cho các tàu vũ trụ. Trộn thêm hợp chất khác vào aerogel căn bản có thể khiến nó linh hoạt hơn.
Siêu vật liệu
Metamaterial (siêu vật liệu) là một dạng vật chất nhân tạo. Trên thực tế, các siêu vật liệu có cấu trúc nano tán xạ ánh sáng theo nhiều cách đặc biệt, và một ngày nào đó sẽ khiến các vật thể trở nên vô hình.
Tùy thuộc vào cấu tạo, nó có thể tác động đến sóng radio, vi sóng hay bức xạ terahertz (T-ray). Những máy quét T-ray có thể được ứng dụng trong y học và an ninh. Tuy nhiên, việc thương mại hóa chúng trong tương lai gần là điều không dễ dàng.
                                                                                                                Anh Hoàng (Theo Gizmodo)

Công nghệ tương lai – Cốt composite phi kim


Các thanh cốt composite là một thành phần của bộ khung xương các kết cấu bê tông khác nhau (tương tự như bê tông cốt thép). Các thanh cốt được chế tạo từ các vật liệu composite có sử dụng công nghệ nano. Các thanh cốt composite có thể là sợi thủy tinh (fiberglass), nhựa bazan (plastic basalt), sợi polymer (polymer), tạo thành các thành phần vật chất, từ đó chế tạo ra các thanh cốt của bê tông. Ngược lại với vật liệu truyền thống, các thanh cốt composte được gọi là cốt phi thép – và bê tông cấu tạo thành gọi là bê tông cốt phi thép.


Các thanh cốt phi kim được chế tạo từ vật liệu composite, có cấu tạo là sợi thủy tinh hoặc sợi bazan thô. Để tạo lên các hình thanh cốt phi kim sử dụng dụng chất kết dính polymer. Các thanh côt phi kim composite như vậy đáp ứng mọi yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng hiện đại của bê tông cốt composite.
Theo hình dáng bên ngoài cốt phi kim ( cốt composite) không khác gì các cốt thép. Đó là các thanh composite dài có độ nhám và các gờ xoắn ốc tương tự như thép xây dựng. Nhưng các tính chất đặc thù của nguyên liệu cho phép các thanh cốt phi kim có độ đàn hồi rất tốt, những thanh cốt composite có thể quấn lại, đóng thùng, rất thuận tiện cho vận tải và lưu kho. Hơn thế nữa, chiều dài của cốt composite có thể dài tới vô hạn. Đường kính của các thanh cốt phi kim composit có thể lên đến 20 mm. Hơn thế nữa, cốt composite có hàng loạt những tính chất ưu điểm mà cốt thép hoặc kim loại không có, do đó lĩnh vực ứng dụng các thanh cốt phi kim rộng hơn rất nhiều lần so với các loại cốt thép truyền thống. 

Những tính chất tối ưu cơ bản có thể thấy là:
- Không dẫn điện.
- Trong suốt với sóng radio.
- Bền vững trước tác động của hóa học và rỉ sét.
- Không nhiễm từ tính.
Mặc dù cốt phi kim composite thực hiện các chức năng tương tự như cốt thép cho bê tông, nhưng không thể là đối thủ cạnh tranh. Trong tương lai gần cốt phi kim composite sẽ là vật liệu xây dựng thế hệ mới. Điều đó có thể nhận thấy rất rõ, đặc biệt là tính đàn hồi và độ bền vững của vật liệu đối với thời gian cũng như các tính chất khác nếu so sánh với cốt thép. Hoàn toàn tin tưởng rằng một ngày nào đó cốt phi kim composite sẽ hoàn toàn thay thế cốt thép. Đó chỉ còn là vấn đề thời gian. 
Cốt composite sẽ được sử dụng cho tất cả các loại hình xây dựng có sử dụng bê tông, từ quốc phòng an ninh đến công nghiệp – dân sự. Các khung cốt phi kim có thể được ứng dụng trong tất cả các loại bê tông: thoáng khí, bê tông xốp, bê tông sần, bê tông hạng nặng và bê tông chịu lực có độ bền cao. Cốt phi kim composite ổn định trong môi trường từ -70 до +100 °С.
Những đặc điểm đặc thù của vật liệu composite trong sản xuất bê tông đóng vai trò quan trọng có tính cách mạng các công trình quân sự. Do đặc điểm nhẹ, độ bền và đàn hồi cao, các cấu kiện bê tông có thể chịu được lực tác động của các vũ khí hạng nặng xuyên bê tông tấn công, chịu được tác động xâm thực của nước mặt, của khí hậu tiết nhiệt đới. Các cấu kiện bê tông cốt composite có thể được sử dụng để xây dựng hải cảng, nhà giàn, các cột móng trụ và các công trình trên biển bền vững với thời gian. Một đặc điểm tối ưu nữa là các cốt composite trong suốt đối với sóng radio, rất thuận tiện cho thông tin liên lạc dưới các hầm hào, công sự chìm hoặc bán chìm. Hơn thế nữa, vật liệu composite nhẹ và đàn hồi, do đó rất thuận tiện cho cơ động vận chuyển và thi công tại chỗ. 


Trong tương lai gần, các loại cốt composite bê tông sẽ dần thay thế hoàn toàn cốt thép nặng nề, dẫn nhiệt dẫn điện và dễ bị hủy hoại bởi môi trường. Công nghệ bê tông composite – công nghệ của tương lai.




- Copyright © Sản xuất mô hình composite - Hoàng Cương Composite - Designed by Ngọc Oanh -