Hiển thị các bài đăng có nhãn sản phẩm. Hiển thị tất cả bài đăng
Bộ trưởng gặp chàng trai chế tạo thiết bị bay
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã gặp chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km.
Chiều 3/4, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cùng nhiều chuyên gia hàng đầu về hàng không vũ trụ gặp Phạm Gia Vinh, chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km. Hai bên bàn về tương lai của thiết bị này ở Việt Nam và trên thế giới.
Một thành tựu quan trọng, có ý nghĩa
Phạm Gia Vinh (32 tuổi), sinh viên ngành Điện, Điện tử công nghiệp – Điều khiển tự động một trường đại học ở Pháp, nay là giám đốc Cty Cổ phần Nghiên cứu & Phát triển Đông Giang Việt Nam, chủ nhiệm CLB máy bay mô hình phía Bắc. Vinh chia sẻ về thiết bị bay tầng bình lưu 23km gây nhiều tò mò.
Theo Vinh, việc chế tạo thiết bị bay tầng bình lưu mà công ty đã chế tạo và thử nghiệm thành công thực chất là lời giải cho bài toán mà một công ty của Singapore đặt ra: đưa được thiết bị bay lên tầng 30-50km - tầng bay thấp hơn vệ tinh nhưng cao hơn máy bay không người lái và có thể thu hồi chính xác thiết bị.
Phạm Gia Vinh bên cạnh sản phẩm có trần bay 23 km do anh nghiên cứu, chế tạo .
Lời giải mà Cty Đông Giang đưa ra là chế tạo thiết bị bay dựa trên công nghệ nền là khinh khí cầu đã được một số quốc gia như Mỹ, Úc, Ấn Độ sử dụng. Thiết bị này có trọng lượng 600kg, trần bay 30- 50km, thời gian bay có thể lên tới một tuần. Toàn bộ việc chế tạo thiết bị bay và thiết bị điều kiện ở mặt đất đều thực hiện tại Việt Nam.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị là khí cầu mang khoang đổ bộ chứa các thiết bị nghiên cứu lên tầng bay 30-50km. Khí cầu được điều khiển tự động để duy trì trần bay ổn định. Sau thời gian lưu lại trên tầng bình lưu, khoang đổ bộ tách khỏi khinh khí cầu, trở về vị trí đã được định trước.
Thiết bị này mang theo các thiết bị nghiên cứu như camera, ăng ten, radar, có thể phục vụ nhiều mục đích như nghiên cứu tài nguyên, môi trường, phục vụ an ninh quốc phòng. Ví dụ như có thể quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão, tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.
Phạm Gia Vinh cho biết, thiết bị này đã được thử nghiệm ở ngoại ô một thành phố ở Ấn Độ với trần bay 23km để kiểm tra khả năng tương thích và ổn định của các thiết bị điện tử ở tầng bình lưu, khả năng duy trì môi trường của khoang đổ bộ. Kết quả đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Cũng trong đợt thử nghiệm, Cty Đông Giang đưa lên tầng bình lưu ba cá thể chuột, khi trở về khỏe mạnh bình thường. Sắp tới thiết bị sẽ thử nghiệm ở trần bay 30 km.
Ưu điểm nổi trội nhất của thiết bị này so với các thiết bị bay sử dụng công nghệ nền khinh khí cầu là khả năng thu hồi chính xác thiết bị, có thể điều khiển thiết bị hạ cánh trong phạm vi 50km – 80km với sai số dưới 50m. Vì vậy, khoang đổ bộ hạ xuống đất sẽ không ảnh hưởng tới người, nhà, và các công trình dưới mặt đất, cũng như thu hồi các thiết bị nghiên cứu đắt tiền.
Nói về khả năng ứng dụng của sản phẩm này, Vinh cho biết, thiết bị bay này có tầng bay cao hơn máy bay không người lái (tối đa là 21km), giá thành lại rẻ hơn máy bay không người lái nên khả năng ứng dụng sẽ rất cao.
Đánh giá về thiết bị bay do Phạm Gia Vinh và Cty Đông Giang chế tạo, các chuyên gia đều cho rằng đây là một hướng đi tích cực, cần được hỗ trợ.
Theo Nguyễn Hoài (Tiền phong)
'Cha đẻ' tàu ngầm Yết Kiêu 1 và những ý tưởng 'không đụng hàng'
Nhà khoa học Phan Bội Trân chia sẻ những ý tưởng 'không đụng hàng'.
Thành công bước đầu
Ông Phan Bội Trân có vẻ ngoài hơi "lạ" bởi cách ăn mặc rất đỗi bình dị, áo thun không cổ rộng thùng thình, quần jean sờn rách, tóc tai bù xù, đôi mắt kính dày cộm, lúc nào cũng kè kè túi mini mang chéo người, tính tình thân thiện, dễ mến.
Nói "lạ" bởi ông là một du học sinh Pháp, tiếp nhận nền văn hóa phương Tây từ tuổi đôi mươi, sống ở xứ văn minh, lịch lãm nhưng cái cách ông thể hiện thì lại đậm chất nông dân quê mùa, chất phát.
Công việc của ông Trân rất tất bật, từ sáng sớm ông thức dậy lo chở hai con đi học hàng chục cây số rồi quay về Cát Lái (quận 2) làm công việc đóng du thuyền bằng chất liệu composite đến mù mịt tối mới về nhà.
Thời gian dành cho nghiên cứu, học tập, làm việc của nhà khoa học Phan Bội Trân đáng nể, trung bình 12-14 giờ/ngày.
Ông Trân bên một sản phẩm đang làm dở dang
Năm 2014 là năm thành công bước đầu của ông Trân, với việc xuất bán lô hàng tàu ngầm Yết Kiêu 1 sang Malaysia.
Ngoài vấn đề lợi nhuận kinh tế, giải phóng mặt bằng, thì thương hiệu tàu ngầm Yết Kiêu 1 và tên tuổi của ông Trân cũng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến thông qua kênh báo chí, truyền thông.
Dự kiến, ông Trân mang ý tưởng của mình sang Malaysia kết hợp nước sở tại sản xuất hàng loạt tàu ngầm “Ngưới Cá” để hưởng được gói tài trợ trị giá 300.000 USD của Chính phủ Malaysia.
Những ý tưởng “không đụng hàng”
Không bằng lòng với những gì đã có, ông Trân luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo những thiết bị, công cụ tiện ích, phục vụ cho con người, có thể là sản phẩm dân sự, kể cả quân sự. Ông luôn ấp ủ các ý tưởng mới lạ, cải tiến sản phẩm đã có như tàu thuyền, xe đạp điện, ván trượt nước có buồm và đặc biệt là quân khí, cải tiến súng AK; “bắt sống” xe tăng; "phong tỏa" đường biên giới…
“Nước ta có bờ biển dài, đẹp, có nhiều vịnh, khu vui chơi, nghỉ mát nổi tiếng quốc tế như biển Vũng Tàu, Mũi Né, Nha Trang, Quy Nhơn, Hạ Long, Đồ Sơn… nếu tận dụng được lợi thế từ biển, chúng ta sẽ có thêm những môn thể thao mới, hoặc cách tham quan dưới nước đa dạng, phong phú hơn” - ông Trân chia sẻ.
Trong tương lai, ông Trân sẽ sản xuất ván buồm lướt sóng 'made in Việt Nam'
Định hướng sắp tới của ông Trân là thiết kế, sản xuất ván trượt nước có buồm tương tự như thuyền buồm đua nhưng lớn, nặng hơn thuyền buồm đua gấp 3 lần. Nhóm đối tượng hướng đến là thương gia, doanh nhân, những người có sở thích, đam mê lướt sóng, trượt ván.
Cách di chuyển ván trượt nước là neo chúng bên trên trần ô tô để thuận tiện trên đường đi. Với thiết kế này, ông Trân cho biết, ông chẳng copy giống ai, và luôn có quan điểm riêng về kỹ thuật, hình dáng đặc thù tùy theo mỗi quốc gia, vùng miền mà ông chế tạo ra sản phẩm.
"Ván trượt nước có thể chơi trên sông hoặc biển. Ví dụ nó có thể dùng chơi trong khu vực kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Q.1, TP.HCM, ở những nơi mà khi chơi không cần đăng ký khi lưu thông, còn các luồng chảy thì khi tham gia giao thông phải đăng ký theo luật" - ông Trân giải thích.
Ông Trân cho biết, ông đang làm buồng áp suất dùng chữa bệnh cho bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp. Nơi đặt hàng là một bệnh viện tư nhân tại Pháp.
Ông thiết kế, tạo khuôn, sản xuất hoàn chỉnh tại Việt Nam rồi xuất thẳng sang Pháp không qua khâu trung gian. Được biết, ngoại trừ các thị trường có bán và sản xuất sản phẩm này như Mỹ, Pháp và Canada thì nay đã có ở Việt Nam.
Bản thân ông nhìn nhận, và tự vấn ông luôn phải sống có trách nhiệm với của một công dân đối với việc bảo vệ biên cương, hải đảo, lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, trong suy nghĩ của ông, lúc nào cũng dành những nghiên cứu mang tính đột phá về chế tạo công nghệ quân sự, khí tài, đặc biệt là những vũ khí chiến đấu dưới nước đạt hiệu quả cao.
Ông Trân cho rằng, nền khoa học Việt Nam sinh sau đẻ muộn như một đứa trẻ mới tập đi không thể so với những nước phát triển như chàng thanh niên khỏe mạnh đang chạy điền kinh.
“Cái vấn đề là thời gian chứ không phải là Việt Nam yếu, thua gì ở đây. Chúng ta phải tự tin, không nên tự ti. Lý do hết sức khách quan, không phải là mình dở, mà cần thời gian để hoàn thiện, phát triển. Những nước phát triển họ cũng trải qua giai đoạn như mình, rồi qua thời gian họ lớn lên, trưởng thành mà thôi”- ông Trân nói.
Nhà khoa học Phan Bội Trân luôn nhắc đi nhắc lại rằng, ông sẽ dùng khoản thừa kế của gia đình, mở rộng quy mô, sản xuất những sản phẩm “không đụng hàng” bằng chính tiền túi của mình trong những năm sắp tới.
Lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ
Bàn ghế mầm non chất liệu nhựa thường là những sản phẩm được rất nhiều gia đình lựa chọn để làm nơi học tập cho con em mình bởi những sản phẩm này thường có tính tiện dụng rất lớn, độ bền cao, dễ dàng di chuyển cũng như màu sắc sinh động, tạo cảm giác thích thú cho trẻ, thế nhưng có một điều chúng ta không lường trước được rằng, nếu chọn mua phải những chiếc bàn ghế mầm non có chất liệu nhựa kém thì tác hại của chúng đối với sức khỏe con người là không hề nhỏ, cho nên, các bạn sẽ cần phải nắm rõ được những lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ để lựa chọn những sản phẩm an toàn nhất cho con em của mình.
-Những bộ bàn ghế mầm non nhựa của gia đình bạn phải thật bóng, nhựa có độ trong cao và phải thật cứng và chắc chắn, tuyệt đối không được sử dụng các loại nhựa hữu cơ bởi chúng có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người, cách phân biệt nhựa hữu cơ đơn giản nhất đó là các bạn hãy rọi sản phẩm dưới ánh nắng nếu như các bạn có thể nhìn xuyên qua thì đó là nhựa hữu cơ.
-Những bộ bàn ghế mầm non nếu chúng phát ra mùi nhựa khó chịu thì các bạn không nên lựa chọn bởi chúng có chứa các độc tố tiềm ẩn như polyme mạch thơm.
-Những bộ bàn ghế mầm non được sử dụng lâu ngày trong gia đình bạn thường có sự xuất hiện của những vết trầy xước, đây chính là địa điểm tích tụ các loại vi khuẩn có hại và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh ra các loại độc tố.
-Hạn chế việc chọn mua cũng như sử dụng các loại bàn ghế mầm non nhựa có màu sắc quá rực rỡ bởi chúng thường chứa rất phẩm màu và hóa chất độc hại cho cơ thể chúng ta.
-Nhựa được sử dụng lâu ngày thường rất dòn và dễ gãy cho nên việc chú ý để tránh những thương tổn cho chúng gây ra là không hề vô ích bởi với bề mặt sắc nhọn của mình thì việc chúng gây ra những thương tổn cho trẻ là một chuyện hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Cho nên, cần xem kỹ những lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất, các chất liệu nhựa của công ty chúng tôi được làm từ chất liệu nhựa composite, đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất cho người sử dụng và cực kỳ thân thiện với môi trường.
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường.
Thời gian gần đây, tại Hà Nội và TP.HCM, người tiêu dùng đang "sốt xình xịch" bởi một loại xe ô tô chạy bằng điện với giá "siêu rẻ", chỉ khoảng 50 triệu đồng.
Theo như lời quảng cáo thì ô tô điện có 3 loại là xe 3 bánh, 4 bánh và mui trần. Trọng lượng xe là 350kg, tải trọng khoảng 200kg. Xe có khả năng leo dốc từ 25-35 độ, có phanh bánh sau ổ đĩa. Pin xe được bảo trì miễn phí, điện áp 48V. Thời gian sạc đầy pin là 5 tiếng, quãng đường di chuyển tối đa 60km. Khách muốn chạy đường dài nên mua thêm pin dự phòng. Trong xe còn có máy nghe nhạc và quạt sưởi. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, bên bán còn cam kết “như đinh đóng cột”: “Xe được nhập là xe chính hãng, đủ điều kiện tham gia giao thông ở Việt Nam (có thể lưu hành như xe đạp điện). Xe có đầy đủ giấy tờ hải quan, có xuất hoá đơn, bảo hành sửa chữa chính hãng và đặc biệt người điều khiển xe không cần bằng lái”. Tuy vậy, để được sở hữu chiếc xe này, khách hàng phải đặt trước từ 10-15 ngày và đặt cọc 80% tổng giá trị của xe.
Giá rẻ, lại có thể "che nắng che mưa" nên loại ô tô điện này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người dân. Điều khiến nhiều người băn khoăn là người lái xe này có cần bằng lái không, xe có đủ các loại giấy tờ cần thiết và đã được phép lưu hành ở Việt Nam chưa?
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường. (Ảnh minh họa).
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết : Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ô tô bình thường. Việc đăng ký đăng kiểm xe ô tô điện đã được quy định trong Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT. Và như vậy, những xe ô tô điện loại này đang được bán trên thị trường Hà Nội và TPHCM hiện nay chắc chắn không được phép lưu hành bởi chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô điện nếu không có đăng ký, đăng kiểm mà tham gia giao thông trên đường là bị phạt. Còn đối với người điều khiển ô tô điện, theo Thông tư 86, phải có giấy phép lái xe hạng B2 trở lên và chỉ được hoạt động trong phạm vi hạn chế theo quy định của UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) công an Hà Nội cho biết; Phòng đã nắm tình hình và cử cán bộ theo dõi chặt chẽ để có báo cáo lên lãnh đạo Bộ để quản lí loại phương tiện này. Và hiện tại, đội Đăng kí và quản lí phương tiện PC67 của Hà Nội cũng chưa cấp đăng kí cho bất kì phương tiện ô tô điện cùng loại như trên.
Hiện tại ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh hiện có một loại ô tô điện là phương tiện chở khách du lịch được hoạt động trong các khu vực hạn chế và được quản lí chặt chẽ về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như cơ chế vận hành. Ngoài ra, còn một số loại xe điện khác được sử dụng trong các khu resort, sân golf…, nhưng loại xe này hoàn toàn không được phép lưu thông trên đường như những phương tiện cơ giới khác.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
MÁNG TRƯỢT
Hoàng Cương cung cấp các mô hình vui chơi bằng composite như: sân chơi trẻ em, máng trượt nước trong ngoài nước.