Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường.
Thời gian gần đây, tại Hà Nội và TP.HCM, người tiêu dùng đang "sốt xình xịch" bởi một loại xe ô tô chạy bằng điện với giá "siêu rẻ", chỉ khoảng 50 triệu đồng.
Theo như lời quảng cáo thì ô tô điện có 3 loại là xe 3 bánh, 4 bánh và mui trần. Trọng lượng xe là 350kg, tải trọng khoảng 200kg. Xe có khả năng leo dốc từ 25-35 độ, có phanh bánh sau ổ đĩa. Pin xe được bảo trì miễn phí, điện áp 48V. Thời gian sạc đầy pin là 5 tiếng, quãng đường di chuyển tối đa 60km. Khách muốn chạy đường dài nên mua thêm pin dự phòng. Trong xe còn có máy nghe nhạc và quạt sưởi. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, bên bán còn cam kết “như đinh đóng cột”: “Xe được nhập là xe chính hãng, đủ điều kiện tham gia giao thông ở Việt Nam (có thể lưu hành như xe đạp điện). Xe có đầy đủ giấy tờ hải quan, có xuất hoá đơn, bảo hành sửa chữa chính hãng và đặc biệt người điều khiển xe không cần bằng lái”. Tuy vậy, để được sở hữu chiếc xe này, khách hàng phải đặt trước từ 10-15 ngày và đặt cọc 80% tổng giá trị của xe.
Giá rẻ, lại có thể "che nắng che mưa" nên loại ô tô điện này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người dân. Điều khiến nhiều người băn khoăn là người lái xe này có cần bằng lái không, xe có đủ các loại giấy tờ cần thiết và đã được phép lưu hành ở Việt Nam chưa?
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường. (Ảnh minh họa).
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết : Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ô tô bình thường. Việc đăng ký đăng kiểm xe ô tô điện đã được quy định trong Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT. Và như vậy, những xe ô tô điện loại này đang được bán trên thị trường Hà Nội và TPHCM hiện nay chắc chắn không được phép lưu hành bởi chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô điện nếu không có đăng ký, đăng kiểm mà tham gia giao thông trên đường là bị phạt. Còn đối với người điều khiển ô tô điện, theo Thông tư 86, phải có giấy phép lái xe hạng B2 trở lên và chỉ được hoạt động trong phạm vi hạn chế theo quy định của UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) công an Hà Nội cho biết; Phòng đã nắm tình hình và cử cán bộ theo dõi chặt chẽ để có báo cáo lên lãnh đạo Bộ để quản lí loại phương tiện này. Và hiện tại, đội Đăng kí và quản lí phương tiện PC67 của Hà Nội cũng chưa cấp đăng kí cho bất kì phương tiện ô tô điện cùng loại như trên.
Hiện tại ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh hiện có một loại ô tô điện là phương tiện chở khách du lịch được hoạt động trong các khu vực hạn chế và được quản lí chặt chẽ về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như cơ chế vận hành. Ngoài ra, còn một số loại xe điện khác được sử dụng trong các khu resort, sân golf…, nhưng loại xe này hoàn toàn không được phép lưu thông trên đường như những phương tiện cơ giới khác.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Máy bay mô hình nhỏ: Quà tặng của giới hàng không
Mỗi khi gặp nhau, doanh nhân Mỹ thường bắt tay, còn doanh nhân Nhật thì cúi chào. Riêng giới điều hành các hãng hàng không thế giới lại có cách chào đặc biệt là trao đổi nhau những mô hình máy bay.
Trao mô hình thay danh thiếp
Theo AP, khi các hãng hàng không bắt đầu bay đến những thành phố mới, giao dịch với nhà tài trợ hoặc các hãng khác, những mô hình máy bay chất lượng cao - thường dài 30-60cm - tạo nên một hình ảnh nền tảng hoàn hảo, có thể làm tan băng các mối quan hệ hoặc hàm chứa một lời cảm ơn.
Trong khi tấm danh thiếp có thể mau chóng bị quẳng vào ngăn kéo, một mô hình máy bay vẫn hiện diện trên bàn làm việc các chính trị gia và các nhà môi giới đầy quyền lực. Theo Jeff Knittel, người giám sát việc cho thuê máy bay của tập đoàn tài chính CIT Group Inc: “Đó là món quà tặng mà người nhận không thể cho vào tủ”. Airbus, hãng sản xuất máy bay châu Âu đã nhận đặt hàng 1.456 máy bay chở khách từ 67 hãng bay trên thế giới trong năm qua và Airbus cũng có đơn đặt hàng riêng với 30.000 mô hình máy bay.
Ông Chris Jones, phó chủ tịch kinh doanh hãng Airbus vùng Bắc Mỹ cho rằng: Các thương vụ nhiều triệu đô-la được quyết định căn cứ vào hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, chi phí bảo trì, tải trọng hàng hóa và tầm hoạt động của máy bay. Tuy nhiên, các mô hình máy bay sẽ giúp khởi đầu cho câu chuyện: “Đặt một mô hình trên bàn sẽ không ảnh hưởng đến thỏa thuận, nhưng có thể gây chú ý cho họ”. Sau khi chào hàng, mô hình được để lại cho những người cấp cao nhất “…như chút gì đó buộc họ phải nhớ đến mình”.
Truyền thống trao đổi máy bay mô hình đã phổ biến trong nhiều thập kỷ; và đi qua trụ sở của bất kỳ hãng hàng không nào, bạn cũng có thể nhận ra mô hình các kiểu máy bay của hãng, cả những đối thủ cạnh tranh. Sau 30 năm làm việc, Gerry Laderman, phó chủ tịch cấp cao đặc trách về tài chính và mua sắm của United Airlines đã thu thập khá nhiều mô hình. Nay văn phòng ông tại Chicago không còn chỗ, nên các mẫu mới được trưng bày trên các ngưỡng cửa sổ dọc theo hành lang. Ông nói: “Sau mô hình thứ 100, vợ tôi không cho mang cái nào về nhà nữa!”.
Ông Ray Conner (phải), phó chủ tịch hãng Boeing tặng mô hình máy bay cho ông Michael O'Leary, tổng giám đốc hãng hàng không Ryanair - Ảnh: Reuters
Ngành hái ra tiền, sản phẩm không dễ mua
Những mô hình máy bay vốn có nguồn gốc từ các kỹ sư hàng không vũ trụ, được sử dụng để thiết kế máy bay trong thời kỳ chưa có máy tính và sau đó đưa mẫu đi thử nghiệm trong các hầm thổi gió. Sau đó, vào năm 1946, hai công nhân hãng Douglas Aircraft Co. đã lập công ty Pacific Miniatures (PacMin) với sự khuyến khích của các nhà sản xuất máy bay. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, Douglas phải đối mặt với một thách thức lớn và theo Fred Ouweleen Jr., chủ sở hữu hiện tại của PacMin: “Họ có nhiệm vụ phải tăng tính lãng mạn và sang trọng cho ngành du lịch hàng không”.
Đặt trụ sở tại Fullerton, California, công ty đã làm những mô hình lớn cho thấy phần nội thất bên trong máy bay và chúng trở thành điểm tựa cho các cơ quan du lịch trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, đã có nhu cầu với mô hình máy bay nhỏ hơn, có thể đặt trên bàn làm việc, kệ sách của mọi người. Ngày nay PacMin nổi tiếng với những mô hình được thu nhỏ đến 1/100 kích thước của một máy bay phản lực. Ouweleen nói: “Tôi cho rằng nếu có hỏa hoạn, mô hình máy bay sẽ là những vật đầu tiên được đưa ra khỏi tòa nhà”.
PacMin sản xuất mô hình cho hơn 4.000 khách hàng trên toàn thế giới với đơn hàng điển hình chỉ khoảng vài chiếc. Ouweleen cho biết: “Với chúng tôi, 100 chiếc là đơn hàng lớn”. Tuy nhiên, mỗi năm hãng đã bán hơn 15.000 chiếc khác nhau, với giá từ 130 đến 1.500 USD/chiếc, tùy theo kích thước, độ khó và thời gian giao hàng. Công ty tư nhân PacMin có 165 công nhân và doanh thu 10 triệu USD mỗi năm.
Mô hình máy bay Boeing 747 của hãng hàng không China Airlines tại văn phòng bán vé của hãng ở Đài Bắc, Đài Loan - Ảnh: Reuters
Công chúng thường không thể mua các mô hình PacMin, dù có nhiều trên mạng eBay và người bán thường yêu cầu từ 200 đến 400 USD. Ông Mark Jung ước tính đã chi 45.000 USD để mua mô hình máy bay trong 45 năm qua và hiện ông đã có hơn 1.000 chiếc. Một số ít của PacMin, nhưng phần nhiều là mô hình do Gemini, một đối thủ cạnh tranh sản xuất. Ông Jung từng là nhân viên một hãng hàng không, hiện phụ trách các thẻ ra vào sân bay Milwaukee, bang Wisconsin. Trong suốt 10 năm tại đó, nhiều hãng bay đã tặng mô hình máy bay để tỏ lòng biết ơn ông. Hiện văn phòng ông đã có hơn 100 chiếc, những chiếc khác được trưng bày tại bảo tàng sân bay.
Robin Hayes, giám đốc điều hành hãng JetBlue có 15 mô hình trong văn phòng và hơn chục chiếc khác trên kệ gần đó, gồm cả mô hình Airbus A330 mà một đại diện bán hàng của nhà sản xuất này đã tặng ông. Đó là máy bay đặc biệt không có trong đội bay của JetBlue, mà chỉ có mô hình trong văn phòng. Theo ông Robin: “Vài người thích đến bảo tàng xem tác phẩm nghệ thuật, có người thích một chai vang hấp dẫn, còn tôi thích mô hình máy bay thật đẹp”.
P. Nguyễn Dũng
(tổng hợp)
Khu vui chơi trẻ em Kizcity
Với ý tưởng kết hợp giữa mô hình giải trí và giáo dục, KizCiti – Sân chơi hướng nghiệp được hình thành như một khu vui chơi mang tính giải trí hướng nghiệp cho trẻ em từ 3-15 tuổi. KizCiti mang đến cho trẻ em những hoạt động giàu tính tương tác mà trẻ có thể trải nghiệm qua thế giới người lớn trong một phiên bản thành phố thu nhỏ.
KizCiti có quảng trường trung tâm, sân bay, ngân hàng, bệnh viện, sở cứu hỏa, trường dạy lái xe, trung tâm thời trang, trường đua F1 và nhiều mô hình giáo trí hướng nghiệp khác thông qua các trò chơi. Tại KizCiti, các bé có thể thực hiện chuyến bay từ KizCiti đến bất kỳ thành phố xinh đẹp khác như một phi công thực sự, hoặc nhập vai một bác sĩ đa khoa, một lính cứu hỏa, người mẫu thời trang…
Các hoạt động tại KizCiti giúp trẻ biết nhận ra khả năng của bản thân và người khác thông qua việc phân công nhiệm vụ khi tham gia trò chơi, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo.
KizCiti là một mô hình vui chơi giải trí hoàn toàn mới lạ với trẻ em Việt Nam, mang tính lành mạnh và hiện đại, có ích cho việc học tập, phát triển trí tuệ, sức khỏe. Không chỉ dành riêng cho trẻ em mà KizCiti còn tạo một sân chơi chung cho cả gia đình.
Một ngày tại KizCiti sẽ giúp các bé giải trí và trưởng thành hơn, biết quý trọng những thành quả lao động do chính mình làm ra.
Đây là khu vui chơi có quy mô lớn tại Việt Nam sử dụng vòng định vị để giữ liên lạc giữa phụ huynh và trẻ em. Các bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi để con em vui chơi thỏa thích tại KizCiti. Với tổng diện tích gần 20.000m2 nằm ngay bên trong Khu công viên Khánh Hội, quận 4.
CÔNG TY TNHH MTV HOÀNG CƯƠNG
Văn phòng : 41 Lã Xuân Oai - P.Tăng Nhơn Phú - Q.9 - TpHCM
Xưởng SX : 1749 Nguyễn Duy Trinh - P.Trường Thạnh - Q.9 - TpHCM
Hotline : 0983.091.234 - 0902.533.499
Tín hiệu vui từ ngành công nghiệp điện gió
Với lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình nhiều đồi núi cao, đường bờ viển dài hơn 3000 km lại nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á chi phối bởi hai nguồn gió chính về mùa đông và mùa hè, Việt Nam được đánh giá là Quốc gia rất có tiềm năng về năng lượng gió.
Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng gió ở Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng cao trong khu vực Đông Nam Á.
Theo tính toán của các nhà khoa học Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Với hơn 3.000km đường bờ biển và các đảo lớn nhỏ, tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam được đánh giá vào khoảng 24.000 MW (ở tốc độ gió 6-7 m/s). Tiềm năng này tương đương với tổng công suất của tất cả các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện có khoảng 48 dự án điện gió được đăng ký ở các giai đoạn khác nhau ở Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Miền Trung và Miền Nam với tổng công suất khoảng 5.000 MW, mỗi dự án có công suất từ 6 - 250MW. Cho đến nay, mới có 2 dự án điện gió lớn đã hoàn thành đầu tư giai đoạn một và đi vào hoạt động. Dự án đầu tiên nằm ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với công suất 30 MW, bao gồm 20 tuốc-bin 1,5 MW. Dự án điện gió thứ hai nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc tỉnh Bạc Liêu. Dự án này mới hoàn thành giai đoạn một với 10 tuốc-bin 1,6 MW.
Ngoài ra, phát triển năng lượng gió còn có tiềm năng quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bởi nhà máy nhiệt điện than là một trong những nguồn phát thải lớn nhất gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam, với hàng triệu tấn oxit nitơ, carbon dioxide và sulfur dioxide phát thải ra môi trường mỗi năm. Hơn nữa, phát triển năng lượng gió không chỉ cắt giảm khí thải nhà kính mà còn giảm ô nhiễm không khí, giúp cải thiện chất lượng môi trường một cách bền vững.
Rõ ràng, tương lai của ngành công nghiệp điện gió Việt Nam là rất lớn. Trước nguy cơ biến đối khí hậu toàn cầu, các cấp Bộ, ngành đang rất quan tâm đến chương trình hành động để phát triển nguồn năng lượng trời cho này. Bộ Công Thương cũng đã được ngân hàng GTZ của Đức giúp lập khung pháp lý cho điện gió và đã trình Chính phủ phê duyệt.
Hiện tại, Bộ Công Thương cũng xem xét và trình Chính phủ phê duyệt đề án giá điện gió hòa lưới điện Quốc gia. Đây là cơ hội quan trọng giúp giải quyết những khó khăn mà các dự án điện gió gặp phải trong thời gian qua. Bên cạnh đó, với tiềm năng được các nhà khoa học đánh giá cao, điện gió Việt Nam đang là lĩnh vực được nhiều tổ chức trong và ngoài nước quan tâm và có kế hoạch đầu tư.
CÁC LOẠI VẬT LIỆU DÙNG LÀM MÁY BAY MÔ HÌNH
Đối với các nhà sản xuất công nghiệp, thì vật liệu chủ yếu dùng làm máy bay mô hình là: xốp (foam), nhựa, composite … Tùy vào đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng thì các nhà sản xuất sẽ dùng các vật liệu tương ứng. Tùy thuộc vào vật liệu mà yêu cầu về công nghệ, chi phí gia công chế tạo sẽ khác nhau và do đó sẽ cho sản phẩm với giá thành khác nhau.
Đối với dân chơi mô hình nghiệp dư, chơi theo đam mê, sở thích thì vật dụng thông dụng nhất dùng để làm máy bay mô hình là:xốp mô hình, giấy bìa các tông, đề can, gỗ ép, gỗ bansa, giấy bóng kính …
Sau đây xin giới thiệu tổng quan về một số loại vật liệu chính dùng cho dân chơi mô hình nghiệp dư:
1 - Xốp (Foam):
Loại nguyên liệu này mua rất dễ, có thể tìm thấy ở các cửa hàng bán vật liệu quảng cáo, cách âm, nơi làm khẩu hiệu.. tùy theo nhu cầu sử dụng mà có thể mua loại cứng hay mềm, khổ to hay nhỏ... xốp có thể dùng làm tầu thuyền, cánh may bay... đặc điểm của xốp là tuy nhẹ nhưng rất dễ vỡ do vậy để khắc phục thì có một số cách chính sau đây:
+ Dán đề can: loại hay dùng để dán lên ô tô xe máy
+ Quét nhựa epoxy (đã pha chế) lên bề mặt
Khi mô hình làm bằng bằng xốp bị dập nát thì ta có thể dùng dao cắt bỏ phần bị hỏng đi, cắt một miếng xốp mới ghép vào rồi lại dán đề can và quét nhựa lại...
2 - Gỗ ép (polywood)
Gỗ ép hay gỗ nhiều lớp loại 3mm có ba lớp (cấu tạo dạng sandwich) nên khả năng chịu lực của loại gỗ này rất tốt. Do đó loại gỗ này hay được dùng làm khung xương của máy bay mô hình.
3 - Gỗ bansa
Gỗ balsa là loại gỗ có tỷ trọng nhẹ nhất và khả năng chịu lực tốt nhất, lý tưởng cho việc làm mô hình nhưng có xuất sứ từ nước ngoài nên mua gỗ có giá thành rất cao. Ưu điểm của gỗ bansa là mỏng và dai, dễ uốn thành các biên dạng cong nên thường được dùng để ốp bên ngoài, tạo hình cho máy bay kết hợp với đề can. Gỗ bansa bán trên thị trường có bề dày thay đổi từ 0,5mm đến 2mm. Loại mỏng thường để ốp vỏ tạo hình, loại dày dùng làm khung xương (chỗ không cần chịu lực quá lớn).
Ở Việt Nam có thể chọn gỗ cây gòn (ở miền nam) hay cây vông (ở miền bắc) sẽ rẻ hơn rất nhiều. và chất lượng không kém là bao
4 - Composite (chế tạo thủ công, bằng tay):
Vải thủy tinh dùng chế tạo vật liệu composites
Dân chơi mô hình nghiệp dư chỉ làm composite ở mức độ đơn giản nhất, pha chế ít loại nguyên liệu nhất, tuy vậy nó cũng có độ cứng khá cao và nhẹ... đặc biệt là có khả năng chịu nước nên dùng làm tàu thuyền rất tốt:
+ Vải thủy tinh
+ Nhựa Epoxy
+ Chất đông cứng (làm rắn, đông đặc), nơi nào bán epoxy, nơi đó sẽ bán chất này
Cách làm cũng rất đơn giản, cho vải thủy tinh vào khuôn, sau đó quét đều epoxy (đã pha chế) lên bề mặt, rồi lại phủ tiếp vải lên... rồi lại quét, cho đến khi đủ độ dầy cần thiết.
TÀU ĐÁNH CÁ CHỐNG CHÌM BẰNG COMPOSITE
Những năm gần đây, mặc dù nhiều công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng trong ngành đóng tàu nước ta nhưng chưa có công nghệ nào tỏ ra thực sự hiệu quả, đảm bảo tính an toàn cho tàu thuyền khi có sự cố gây chìm tàu xảy ra. Thực tế, mỗi năm trong cả nước vẫn đang xảy ra hàng trăm vụ tai nạn tàu thuyền dẫn đến biết bao thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản.
Đây trở thành thách thức được đặt ra cho các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học cần không ngừng tìm tòi, sáng tạo để cho ra những giải pháp công nghệ mới giúp nâng cao tính an toàn hiệu quả sử dụng, khai thác của tàu thuyền và phương tiện giao thông đường thủy.
Sau nhiều năm sống và làm việc tại đất nước Phần Lan, ấp ủ ước mơ nghiên cứu và chế tạo ra tàu biển bằng công nghệ composite, năm 2007 ông Quách Văn Đấu đã về nước bắt tay thực hiện và thử nghiệm thành công mô hình tàu đánh cá chống chìm bằng composite theo công nghệ mới.Nhờ thiết kế và những nguyên vật liệu đặc biệt, có khả năng chống chìm nên tàu composite theo thiết kế của tác giả có tính an toàn và hiệu quả sử dụng cao.
Phần vỏ tàu được thiết kế bằng vật liệu composite giúp tàu giảm được khối lượng và sức ì, tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất cũng như tốc độ. Kết quả thử nghiệm cho thấy, cùng một vận tốc và trọng lượng thì tàu composite chạy nhanh hơn, độ giãn nước và độ nhạy sóng thấp hơn tàu vỏ gỗ hay vỏ sắt. Ngoài ra, vật liệu composite cũng giúp tàu vững chắc hơn, bền bỉ hơn trước sóng gió của biển khơi do chịu được mức sóng lớn và sức gió mạnh, giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì, sửa chữa.
Bên trong, tàu được chia thành những khoang kín, độc lập với nhau. Vì thế mà trong trường hợp tàu bị tai nạn, nếu một vị trí bị thủng thì tàu vẫn sẽ không bị chìm, nhờ đó mà các thuyền viên có nhiều thời gian để sửa chữa khắc phục hay lựa chọn phương án cứu hộ an toàn.
Với chi phí đầu tư sản xuất chỉ tương đương với tàu vỏ gỗ, thực sự, công nghệ đóng tàu bằng composite của tác giả phát huy được hiệu quả vượt trội trong việc khai thác và sử dụng, đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho bà con ngư dân. Tác giả mong muốn rằng, công nghệ của mình sẽ sớm được ứng dụng để thay thế cho hàng trăm nghìn tàu thuyền đánh cá vỏ gỗ hiện nay, góp phần tạo nên sự vững tâm và gia tăng hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân.
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CẦN CÂU CÁ
Vào mỗi dịp cuối tuần, thay vì đi mua sắm hay đến các địa điểm vui chơi giải trí sôi động, nhiều người lại chọn cho mình cách thư giãn ở các ao, hồ tĩnh lặng với những chiếc cần câu. Câu cá trước kia vốn là một nghề mưu sinh của người dân vùng sông nước, song ngày nay khi nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao thì câu cá lại trở thành thú vui được nhiều người ưa thích. Cùng với thú vui đó thì chiếc cần câu cũng trở nên nổi bật hơn, không còn là chiếc cần câu tre như trước nữa mà thay vào đó là chiếc cần câu cá được sản xuất với công nghệ cao.
Bài viết này sẽ cho bạn biết người ta sản xuất cần câu như thế nào. Hiện nay cần câu của Nhật được đánh giá là tốt nhất thế giới nhờ vào chất liệu, trang thiết bị và công nghệ hiện đại.
Như ta đã biết, sợi carbon có rất nhiều ứng dụng, từ các chi tiết tàu vũ trụ, phi cơ, xe thể thao, và đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất cần câu. Cùng một tiết diện, sợi carbon có sức chịu kéo lớn hơn cả thép, lại nhẹ. Người ta dùng sợi carbon kết hợp với sợi thủy tinh và nhựa, composite, cùng các phụ gia khác, để dệt thành những tấm vải mỏng. Sau đó tấm vải này được tạo kiểu dáng, phủ nhiều lượt, theo những khuôn mẫu khác nhau, rồi phủ thêm các lượt sơn bảo quản trong suốt hoặc màu mè, trở thành vỏ xe hơi, xe máy, xuồng cao tốc...
Riêng với cần câu, người ta dệt sợi carbon theo một chiều, tấm vải mỏng này có thể xé theo chiều dọc như ta chẻ dọc một khúc tre vậy, nhưng để xé ngang thì rất khó. Tất nhiên ta chẳng xé nó ra làm gì. Nhưng sợi carbon được dệt như vậy để chiếc cần câu có thể chịu lực kéo tốt nhất.
Người ta cắt tấm vải sợi này thành những miếng hình tam giác theo tỷ lệ đường kính gốc và ngọn cần câu đòi hỏi, đáy tam giác là gốc, đỉnh tam giác là ngọn. Sau đó họ dùng một cái phôi có kích thước và chiều dài đúng bằng khoảng rỗng của cần câu sau khi hoàn thành, họ dùng cái phôi thép này làm dưỡng (khuôn) và bắt đầu quấn những tấm vải sợi carbon xung quanh bằng một chiếc máy chuyên dụng.
Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon |
Sau rất nhiều lượt quấn, nhiều lượt sợi carbon đã đan thành một ống tròn đầu to đầu nhỏ, nó đã có hình dáng khá giống chiếc cần câu thành phẩm. Nhưng câu chuyện còn dài...
Toàn bộ được đưa vào một lò hấp với nhiệt độ cao, để đảm bảo các lớp sợi gắn kết vào nhau hoàn hảo, chắc chắn.
Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon |
Người ta sẽ cắt chúng thành nhiều khúc, hoặc để nguyên, tùy theo mục đích họ sản xuất cần nhiều khúc hay 1 khúc. Họ tiến hành lắp khoen, làm sao cho các khoen thẳng hàng nhau, thu nhỏ dần đều đặn. Họ tính toán khoảng cách chịu lực đều, và làm sao để trong quá trình câu, hạn chế tốt nhất cước văng vào cần, ảnh hưởng đến độ quăng mồi và chất lượng cần cũng bị ảnh hưởng. Cần được sơn phủ, trang trí bằng những lượt sơn màu, logo, tem chìm... lớp sơn bóng trong suốt bảo vệ bên ngoài.
Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon |
Cán cần câu được làm bằng gỗ bấc, gần giống như loại làm nút chai rượu vang. Nó có ưu điểm nhẹ, êm, giữ nhiệt tốt giúp mùa đông cầm cần câu không bị cóng tay.
Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon |
Sau đó cần câu sẽ được một chiếc máy test thử bằng những cú giật, nẩy, được cài đặt theo định mức giới hạn của loại cần đó. Những chiếc nào "không chịu nổi nhiệt" sẽ bị gãy, loại bỏ không thương tiếc. Tuy nhiên với quy trình sản xuất tiêu chuẩn, điều này là hơi hiếm xảy ra.
Sau quá trình kiểm tra kỹ càng, cần câu được đóng gói, dán nhãn mác, đóng dấu chất lượng. Nó đã sẵn sàng đi khắp nơi trên thế giới, để đến với những cần thủ, khám phá những thử thách đang chờ đợi.
Công nghệ sản xuất cần câu cá từ sợi carbon |
6 VẬT LIỆU CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI.
Vật liệu tận dụng từ nhiệt thải hay vật liệu tự phục hồi có thể được ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu tàu vũ trụ, cung cấp năng lượng trong tương lai.
Vật liệu có tính dẫn điện
Graphene là một lớp carbon hợp thành một mạng hình lục giác (kiểu tổ ong), với khoảng cách giữa các nguyên tử carbon là 0,142 nm. Màng graphene có độ dày tương đương đường kính của nguyên tử.
Giống cấu trúc của graphene, stanene được cấu tạo từ một lớp nguyên tử. Nhưng thay vì carbon, stanene được hình thành từ thiếc. Đây là đặc điểm tạo nên sự khác biệt và giúp vật liệu này dẫn điện với hiệu suất 100%.
Về mặt lý thuyết, giáo sư Shoucheng Zhang là người giới thiệu stanene lần đầu tiên vào năm 2013. Theo mô hình của ông, stanene là một chất cách điện tô pô, nghĩa là nó có các cạnh hoặc bề mặt bên ngoài dẫn điện, còn bên trong là chất cách điện (giống một que kem phủ chocolate, trong đó chocolate là chất dẫn điện, kem là chất cách điện). Do đó, stanene có thể dẫn điện với điện trở bằng không ở nhiệt độ phòng.
Tính chất của stanene chưa được kiểm tra thực nghiệm, tuy nhiên các dự đoán khác của Zhang về các chất cách điện tô pô khác đã được chứng minh là đúng.
Cấu trúc phân tử của stanene. Ảnh: SLAC
|
Vật liệu tự phục hồi
Năm 2014, phòng thí nghiệm của Scott White, chuyên gia Đại học Illinois, tạo ra một loại polymer mới với tính năng tự rỉ ra để sửa chữa lỗ hổng mà mắt thường nhìn thấy được. Loại polymer này có một hệ thống mạch chất lỏng mà khi vỡ ra sẽ tự đông lại giống như máu.
Các vật liệu sẵn có khác có thể làm kín vết nứt cực nhỏ, trong khi vật liệu mới có tác dụng với lỗ hổng rộng 4 mm và các vết nứt xung quanh nó. Trong tương lai, chúng có thể được ứng dụng trong công nghệ vũ trụ.
Vật liệu nhiệt điện
Nhiệt thải là kết quả tất yếu của bất kỳ thiết bị sử dụng điện. Theo ước tính của giới chuyên gia, lượng nhiệt thải ra bằng hai phần ba lượng nhiệt đã sử dụng. Đây chính là lý do khiến giới nghiên cứu tận dụng nguồn nhiệt thải này và tạo ra vật liệu nhiệt điện.
Công ty Alphabet Energy ở California, Mỹ, giới thiệu một loại máy phát nhiệt điện cắm thẳng vào ống xả của máy phát điện thông thường, chuyển hóa nhiệt thải thành điện năng hữu ích. Thiết bị được giới thiệu năm ngoái sử dụng vật liệu tương đối rẻ gọi là tetrahedrite, có thể đạt hiệu suất 5-10%.
Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học nghiên cứu một vật liệu có hiệu suất cao hơn gọi là skutterudite. Nó có giá thành rẻ hơn và hiệu suất đủ lớn để ứng dụng trong nhiều thiết bị tiêu tốn năng lượng.
Vật liệu nhiệt điện được ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo tàu vũ trụ.
Pin Mặt Trời giá rẻ
Năng lượng Mặt Trời có chi phí rẻ nhưng việc xây dựng một nhà máy điện sử dụng các tế bào quang điện từ silicon đơn tinh thể là một quá trình tốn kém và tiêu tốn năng lượng. Khoáng vật Perovskit có thể là một dạng vật liệu thay thế.
Perovskit được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn một thế kỷ. Năm 2009, tế bào quang điện được tạo ra từ perovskite có hiệu suất chuyển đổi năng lượng khoảng 3.8% và tăng lên 19,3% trong năm 2014. Con số này chưa cao so với phương thức sử dụng silicon, nhưng nó có thể phát triển nhanh chóng trong một vài năm và chi phí rẻ hơn.
Vật liệu cứng nhưng siêu nhẹ
Mô phỏng vật liệu aerogel. Ảnh: NASA
|
Dù rất nhẹ, Aerogel có thể thể chịu được sức nóng của một bộ đèn hàn hoặc sức nặng của một chiếc ôtô. Loại vật liệu này còn được gọi là khói đóng băng hay khói xanh.
Điểm yếu của Aerogel là độ giòn, đặc biệt khi làm từ silic. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Mỹ (NASA) đã thử nghiệm với vật liệu làm từ polymer, ứng dụng tính cách điện của nó cho các tàu vũ trụ. Trộn thêm hợp chất khác vào aerogel căn bản có thể khiến nó linh hoạt hơn.
Siêu vật liệu
Metamaterial (siêu vật liệu) là một dạng vật chất nhân tạo. Trên thực tế, các siêu vật liệu có cấu trúc nano tán xạ ánh sáng theo nhiều cách đặc biệt, và một ngày nào đó sẽ khiến các vật thể trở nên vô hình.
Tùy thuộc vào cấu tạo, nó có thể tác động đến sóng radio, vi sóng hay bức xạ terahertz (T-ray). Những máy quét T-ray có thể được ứng dụng trong y học và an ninh. Tuy nhiên, việc thương mại hóa chúng trong tương lai gần là điều không dễ dàng.
Anh Hoàng (Theo Gizmodo)
Công nghệ tương lai – Cốt composite phi kim
Các thanh cốt composite là một thành phần của bộ khung xương các kết cấu bê tông khác nhau (tương tự như bê tông cốt thép). Các thanh cốt được chế tạo từ các vật liệu composite có sử dụng công nghệ nano. Các thanh cốt composite có thể là sợi thủy tinh (fiberglass), nhựa bazan (plastic basalt), sợi polymer (polymer), tạo thành các thành phần vật chất, từ đó chế tạo ra các thanh cốt của bê tông. Ngược lại với vật liệu truyền thống, các thanh cốt composte được gọi là cốt phi thép – và bê tông cấu tạo thành gọi là bê tông cốt phi thép.
Các thanh cốt phi kim được chế tạo từ vật liệu composite, có cấu tạo là sợi thủy tinh hoặc sợi bazan thô. Để tạo lên các hình thanh cốt phi kim sử dụng dụng chất kết dính polymer. Các thanh côt phi kim composite như vậy đáp ứng mọi yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng hiện đại của bê tông cốt composite.
Theo hình dáng bên ngoài cốt phi kim ( cốt composite) không khác gì các cốt thép. Đó là các thanh composite dài có độ nhám và các gờ xoắn ốc tương tự như thép xây dựng. Nhưng các tính chất đặc thù của nguyên liệu cho phép các thanh cốt phi kim có độ đàn hồi rất tốt, những thanh cốt composite có thể quấn lại, đóng thùng, rất thuận tiện cho vận tải và lưu kho. Hơn thế nữa, chiều dài của cốt composite có thể dài tới vô hạn. Đường kính của các thanh cốt phi kim composit có thể lên đến 20 mm. Hơn thế nữa, cốt composite có hàng loạt những tính chất ưu điểm mà cốt thép hoặc kim loại không có, do đó lĩnh vực ứng dụng các thanh cốt phi kim rộng hơn rất nhiều lần so với các loại cốt thép truyền thống.
Những tính chất tối ưu cơ bản có thể thấy là:
- Không dẫn điện.
- Trong suốt với sóng radio.
- Bền vững trước tác động của hóa học và rỉ sét.
- Không nhiễm từ tính.
Mặc dù cốt phi kim composite thực hiện các chức năng tương tự như cốt thép cho bê tông, nhưng không thể là đối thủ cạnh tranh. Trong tương lai gần cốt phi kim composite sẽ là vật liệu xây dựng thế hệ mới. Điều đó có thể nhận thấy rất rõ, đặc biệt là tính đàn hồi và độ bền vững của vật liệu đối với thời gian cũng như các tính chất khác nếu so sánh với cốt thép. Hoàn toàn tin tưởng rằng một ngày nào đó cốt phi kim composite sẽ hoàn toàn thay thế cốt thép. Đó chỉ còn là vấn đề thời gian.
Cốt composite sẽ được sử dụng cho tất cả các loại hình xây dựng có sử dụng bê tông, từ quốc phòng an ninh đến công nghiệp – dân sự. Các khung cốt phi kim có thể được ứng dụng trong tất cả các loại bê tông: thoáng khí, bê tông xốp, bê tông sần, bê tông hạng nặng và bê tông chịu lực có độ bền cao. Cốt phi kim composite ổn định trong môi trường từ -70 до +100 °С.
Những đặc điểm đặc thù của vật liệu composite trong sản xuất bê tông đóng vai trò quan trọng có tính cách mạng các công trình quân sự. Do đặc điểm nhẹ, độ bền và đàn hồi cao, các cấu kiện bê tông có thể chịu được lực tác động của các vũ khí hạng nặng xuyên bê tông tấn công, chịu được tác động xâm thực của nước mặt, của khí hậu tiết nhiệt đới. Các cấu kiện bê tông cốt composite có thể được sử dụng để xây dựng hải cảng, nhà giàn, các cột móng trụ và các công trình trên biển bền vững với thời gian. Một đặc điểm tối ưu nữa là các cốt composite trong suốt đối với sóng radio, rất thuận tiện cho thông tin liên lạc dưới các hầm hào, công sự chìm hoặc bán chìm. Hơn thế nữa, vật liệu composite nhẹ và đàn hồi, do đó rất thuận tiện cho cơ động vận chuyển và thi công tại chỗ.
Trong tương lai gần, các loại cốt composite bê tông sẽ dần thay thế hoàn toàn cốt thép nặng nề, dẫn nhiệt dẫn điện và dễ bị hủy hoại bởi môi trường. Công nghệ bê tông composite – công nghệ của tương lai.
TÍNH NĂNG TUYỆT VỜI CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE
Rất nhiều tính năng của vật liệu composite đã được áp dụng rộng rãi và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số tính năng quan trọng nhất của composite và tính hiệu quả mà nó mang lại:
1 - Trọng lượng nhẹ : composite cực kỳ gọn nhẹ, đặc biệt là so với các vật liệu như bê tông, kim loại, gỗ. Thông thường, một cấu trúc composite nặng 1/4 so với một cấu trúc thép với cùng cường độ. Điều đó có nghĩa, một chiếc xe làm từ vật liệu composite có thể nặng 1/4 so với một chiếc xe làm từ thép. Điều này tương đương với sự vô cùng tiết kiệm nhiên liệu.
2 - Cường độ cao : vật liệu composite cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt là trên một đơn vị trọng lượng. Một ví dụ của việc này là các cấu trúc sợi có độ bền cao được sử dụng trong vật liệu tổng hợp như aramid và S-glass, được sử dụng rộng rãi trong áo giáp. Do vật liệu tổng hợp có độ bền cao, binh sĩ được bảo vệ tốt khỏi các vụ nổ và các mối đe dọa tên lửa đạn đạo.
3 - Không ăn mòn và kháng hóa chất : composite có khả năng chống hóa chất và sẽ không bao giờ gỉ hoặc ăn mòn. Đây là lý do tại sao ngành công nghiệp hàng hải là một trong những người đầu tiên thông qua việc sử dụng các vật liệu composite. Tàu thuyền được làm bằng sợi thủy tinh ở trong nước muối ăn mòn cao mà không hề bị gỉ sét.
4 - Độ đàn hồi tuyệt vời : composite có tính chất đàn hồi tuyệt vời. Khi uốn cong kim loại, nó sẽ oằn lại hay sứt mẻ. Tuy nhiên, khi vật liệu composite bị uốn cong, nó sẽ tự động trở lại như cũ. Tính năng này là 1 ý tưởng cho lò xo, và là lý do tại sao vật liệu composite được sử dụng trong các lò xo xe và trong những cây cung.
5 - Không dẫn điện : vật liệu tổng hợp composite làm bằng sợi thủy tinh không dẫn điện. Điều này là quan trọng bởi vì thường 1 công trình cần thiết phải chắc chắn nhưng phải không dẫn điện. Một ví dụ của việc này là thang. Thang nhôm có một mối nguy hiểm là điện giật, trong khi thang được làm bằng sợi thủy tinh không phải là nguy cơ nếu các bậc thang không bị dẫn điện.