Hiển thị các bài đăng có nhãn mô hình composite. Hiển thị tất cả bài đăng
Chiếc Boeing 4,2 nghìn tỉ của Vietnam Airlines cất cánh
Máy bay Boeing đầu tiên của hãng hàng không Vietnam Airlines đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm tại Paine Field, Washington, Mỹ trước khi đưa vào sử dụng tại Việt Nam.
Chuyến bay này do nhà sản xuất Boeing tiến hành trong vòng 2 giờ 36 phút, nhằm kiểm tra tất cả các hệ thống của máy bay.
Được biết, trước khi bay thử nghiệm, mỗi máy bay thương mại của Boeing đều phải trải qua nhiều công đoạn kiểm tra kỹ thuật tổng thể trên mặt đất, từ việc khởi động động cơ đến các thao tác trong buồng lái, nhằm đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA). Đồng thời, tình huống hủy cất cánh cũng được tiến hành để kiểm tra hệ thống phanh của máy bay.
Chiếc Boeing 787 sẽ đưa khách Việt đến London và ngược lại
Trong năm 2015, Vietnam Airlines sẽ là hãng hàng không đầu tiên ở Khu vực châu Á – Thái Bình Dương khai thác đồng thời hai loại máy bay hiện đại thế hệ mới là Boeing 787-9 Dreamliner và Airbus A350-900 XWB.
Boeing 787 Dreamliner là một loại máy bay phản lực hai động cơ phản lực, cỡ vừa, thân rộng, hiện đang được chế tạo bởi hãng Boeing's Commercial Airplanes division và đã đi vào hoạt động thương mại vào tháng 10 năm 2011, do hãng All Nippon Airways sử dụng. Máy bay có sức chở từ 210-330 hành khách tùy theo biến thể và cấu hình bố trí chỗ ngồi. Boeing đã tuyên bố rằng máy bay này có hiệu suất nhiên liệu cao hơn các loại máy bay Boeing khác trước đó. Nó cũng là chiếc máy bay lớn đầu tiên sử dụng vật liệu composite cho phần lớn cấu trúc xây dựng lên nó
Bộ trưởng gặp chàng trai chế tạo thiết bị bay
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã gặp chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km.
Chiều 3/4, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cùng nhiều chuyên gia hàng đầu về hàng không vũ trụ gặp Phạm Gia Vinh, chàng trai trẻ thiết kế, chế tạo thành công thiết bị bay cao 23 km. Hai bên bàn về tương lai của thiết bị này ở Việt Nam và trên thế giới.
Một thành tựu quan trọng, có ý nghĩa
Phạm Gia Vinh (32 tuổi), sinh viên ngành Điện, Điện tử công nghiệp – Điều khiển tự động một trường đại học ở Pháp, nay là giám đốc Cty Cổ phần Nghiên cứu & Phát triển Đông Giang Việt Nam, chủ nhiệm CLB máy bay mô hình phía Bắc. Vinh chia sẻ về thiết bị bay tầng bình lưu 23km gây nhiều tò mò.
Theo Vinh, việc chế tạo thiết bị bay tầng bình lưu mà công ty đã chế tạo và thử nghiệm thành công thực chất là lời giải cho bài toán mà một công ty của Singapore đặt ra: đưa được thiết bị bay lên tầng 30-50km - tầng bay thấp hơn vệ tinh nhưng cao hơn máy bay không người lái và có thể thu hồi chính xác thiết bị.
Phạm Gia Vinh bên cạnh sản phẩm có trần bay 23 km do anh nghiên cứu, chế tạo .
Lời giải mà Cty Đông Giang đưa ra là chế tạo thiết bị bay dựa trên công nghệ nền là khinh khí cầu đã được một số quốc gia như Mỹ, Úc, Ấn Độ sử dụng. Thiết bị này có trọng lượng 600kg, trần bay 30- 50km, thời gian bay có thể lên tới một tuần. Toàn bộ việc chế tạo thiết bị bay và thiết bị điều kiện ở mặt đất đều thực hiện tại Việt Nam.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị là khí cầu mang khoang đổ bộ chứa các thiết bị nghiên cứu lên tầng bay 30-50km. Khí cầu được điều khiển tự động để duy trì trần bay ổn định. Sau thời gian lưu lại trên tầng bình lưu, khoang đổ bộ tách khỏi khinh khí cầu, trở về vị trí đã được định trước.
Thiết bị này mang theo các thiết bị nghiên cứu như camera, ăng ten, radar, có thể phục vụ nhiều mục đích như nghiên cứu tài nguyên, môi trường, phục vụ an ninh quốc phòng. Ví dụ như có thể quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão, tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.
Phạm Gia Vinh cho biết, thiết bị này đã được thử nghiệm ở ngoại ô một thành phố ở Ấn Độ với trần bay 23km để kiểm tra khả năng tương thích và ổn định của các thiết bị điện tử ở tầng bình lưu, khả năng duy trì môi trường của khoang đổ bộ. Kết quả đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Cũng trong đợt thử nghiệm, Cty Đông Giang đưa lên tầng bình lưu ba cá thể chuột, khi trở về khỏe mạnh bình thường. Sắp tới thiết bị sẽ thử nghiệm ở trần bay 30 km.
Ưu điểm nổi trội nhất của thiết bị này so với các thiết bị bay sử dụng công nghệ nền khinh khí cầu là khả năng thu hồi chính xác thiết bị, có thể điều khiển thiết bị hạ cánh trong phạm vi 50km – 80km với sai số dưới 50m. Vì vậy, khoang đổ bộ hạ xuống đất sẽ không ảnh hưởng tới người, nhà, và các công trình dưới mặt đất, cũng như thu hồi các thiết bị nghiên cứu đắt tiền.
Nói về khả năng ứng dụng của sản phẩm này, Vinh cho biết, thiết bị bay này có tầng bay cao hơn máy bay không người lái (tối đa là 21km), giá thành lại rẻ hơn máy bay không người lái nên khả năng ứng dụng sẽ rất cao.
Đánh giá về thiết bị bay do Phạm Gia Vinh và Cty Đông Giang chế tạo, các chuyên gia đều cho rằng đây là một hướng đi tích cực, cần được hỗ trợ.
Theo Nguyễn Hoài (Tiền phong)
“Siêu xe” đi gần 1.000km hết 1 lít xăng của sinh viên Việt
Chiếc xe 3 bánh “siêu” tiết kiệm nhiên liệu của nhóm sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải vừa giành giải nhất cuộc thi “ Ý tưởng hành trình xanh” do Honda tổ chức.
Chiếc xe với hình dáng mô phỏng xe đua Công thức 1 này đã chiến thắng với thành tích đi 999,884km chỉ tốn 1 lít xăng. Đây là sáng chế của nhóm sinh viên khoa Cơ khí thuộc Trường Đại học Giao thông Vận tải. Và đội sẽ đại diện cho sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản tham dự cuộc thi chung kết này vào tháng 10 tới.
Ngay từ khi bắt đầu tham gia cuộc thi, nhóm đã đưa ra tiêu chí chế tạo chiếc xe nhẹ nhất, gọn nhất và nhanh nhất đạt hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu tối đa có thể. Và sau ba tháng miệt mài làm việc, đến đầu tháng 3.2015, đội đã cho ra chiếc xe 3 bánh dài 2,33m, cao 73cm. Kết quả nghiên cứu này đã vượt kỳ vọng của đội đề ra ban đầu.
Đội đang hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng của xe
Nhóm đã tìm mua composite làm chất liệu cho vỏ xe. Theo trưởng nhóm Hoàng Văn Hưng, đây là chất liệu vốn đang rất quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuyền,… hiện nay. Việc chế tạo vỏ xe bằng composite dễ dàng hơn nhiều trong việc tạo khuôn và hình dáng của xe giúp xe chạy nhanh hơn.
Đội sử dụng loại xăm lốp trơn, để giảm ma sát tối đa so với mặt đường, giúp xe chạy nhanh hơn, giảm thiểu tối đa lực cản của đường đi đối với xe.
Trong cuộc thi, Honda tài trợ cho mỗi một đội một động cơ Wave 110cc. Và sau khi đã cắt bỏ phần hộp số và một số phần dư thừa khác, động cơ nhẹ hơn được 3kg so với nguyên bản. Động cơ ban đầu là động cơ chế hòa khí, sau đó cũng đã được đội cải tiến thành hệ thống động cơ phun xăng điện tử, tiết kiệm khoảng gần 20% nhiên liệu.
Để tiết kiệm nhiên liệu tối đa, những yếu tố khác như bánh xe nhỏ gọn, vòng bi trơn, kết cấu khung hợp lý nhưng đảm bảo độ ứng vung và vẫn giảm khối lượng xe một cách hiệu quả nhất cũng là những yếu tố được cả nhóm xử lý.
Phong đang lái chiếc xe trên đường đua
Tối giản các bộ phận của xe là phần thiết kế, nhưng nguyên lý xe chạy như thế nào để đi gần 1000km chỉ tiêu thụ 1 lít xăng? Để trả lời câu hỏi này ThS. Trương Mạnh Hùng – thầy giáo hướng dẫn đội CKOUTC1 giải thích: “Điều khiển xe đến tốc độ 40 – 50khm/h, người lái tắt máy cho xe tự trôi được khoảng 600m. Sau đó sẽ khởi động lại để xe tiếp tục vận hành. Xe chạy theo một quy tắc như vậy nên đi quãng đường 999,884km chỉ tiêu tốn 1 lít xăng”.
Thầy Hùng chia sẻ mong muốn của mình: “Với thành công của các bạn ngày hôm nay, tôi mong những thiết kế này sẽ được Honda đưa vào ứng dụng. Điều này sẽ khích lệ không nhỏ các bạn sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo của mình.”
Theo Nguyễn Chiêm (Danviet.vn)
Bên trong nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới
Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới nằm trên sa mạc khô cằn ở căn cứ Không quân Davis-Monthan, ngoại ô Tucson, Arizona, Mỹ. Các hoạt động bảo dưỡng hay tháo dỡ bộ phận máy bay diễn ra hàng ngày ở khu vực rộng hơn 1.000 ha.
Quân đội Mỹ bảo dưỡng những phi cơ bị loại khỏi biên chế rất cẩn thận vì chúng là nguồn cung cấp phụ tùng thay thế và lượng kim loại khổng lồ để phục vụ các yêu cầu khác.
Nhiệm vụ này được giao cho nhóm Tái sử dụng và Bảo trì hàng không vũ trụ số 309, được thành lập năm 1946 từ Đơn vị Không quân số 4105. Họ chịu trách nhiệm lưu giữ những chiến đấu cơ từng được sử dụng trong Thế chiến 2.
Môi trường ít mưa khiến máy móc, các thiết bị điện tử và thân máy bay được bảo quản trong tình trạng tốt nhất trong khi mặt đất luôn rất cứng để máy bay không bị lún. Nó giúp đội bảo trì không mất quá nhiều công sức để giữ phi cơ trong tình trạng tốt.
Nhiều công nhân dân sự được thuê để tháo dỡ máy bay chiến đấu đã qua sử dụng. Trong ảnh: Phil Kovaric (phải) và Dennis Varney đang cố gắng tháo một giá treo tên lửa trên chiếc F-4 Phantom. Sau khi tháo dỡ toàn bộ thiết bị cần thiết, người ta sẽ "hóa kiếp" phi cơ này để lấy kim loại.
Các hoạt động bảo dưỡng hay tháo dỡ bộ phận máy bay diễn ra hàng ngày ở khu vực rộng hơn 1.000 ha. Phi cơ mới liên tục được kéo tới nghĩa địa sau khi bị loại bỏ. Nhiều chiếc còn hoạt động tốt.
Một chiếc CH-46 Sea Knight bị tháo bỏ cánh quạt. Nó nằm nhiều năm ở nghĩa địa nhưng vẫn phải chờ tới lượt được hóa kiếp.
Một chiếc máy bay tuần thám, săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ mới được đưa tới nghĩa địa. Nhân viên nhóm 309 đang buộc dây cáp vào vị trí gần cánh đuôi máy bay.
Máy bay ném bom chiến lược B-52G đang bị tháo dỡ. Không quân Mỹ loại nhiều pháo đài bay khỏi biên chế sau khi ký thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Nga thời hậu Chiến tranh Lạnh. Những chiếc B-52 bị tháo phần cánh đuôi để đảm bảo chúng đã thực sự ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Không quân Mỹ mới đưa một chiếc B-52 trở lại biên chế chiến đấu sau nhiều năm bỏ nó trên sa mạc.
Công nhân lắp đặt khóa cánh lái trên đuôi một máy bay vận tải chiến lược Lockheed C-5 Galaxy.
Chiến đấu cơ lừng danh F-16 Fighting Falcons được bọc trong một lớp sơn đặc biệt để phi cơ không bị phá hủy. Đây là mẫu máy bay phổ dụng nhất của phương Tây với hơn 4.500 chiếc được chế tạo. Không quân Mỹ đã ngừng mua F-16. Những chiếc bị loại khỏi biên chế được sửa chữa và lắp đặt hệ thống điều khiển từ xa để trở thành máy bay mục tiêu.
Người ta chế tạo những thiết bị chuyên dụng để giúp máy bay cố định tại nơi đỗ.
Lính Mỹ đánh bài giải trí trong thời gian nghỉ giải lao. Họ đang sửa chữa một chiếc F/A-18, máy bay chuyên trách trên tàu sân bay, để đưa nó trở lại phục vụ.
Theo Zing
'Cha đẻ' tàu ngầm Yết Kiêu 1 và những ý tưởng 'không đụng hàng'
Nhà khoa học Phan Bội Trân chia sẻ những ý tưởng 'không đụng hàng'.
Thành công bước đầu
Ông Phan Bội Trân có vẻ ngoài hơi "lạ" bởi cách ăn mặc rất đỗi bình dị, áo thun không cổ rộng thùng thình, quần jean sờn rách, tóc tai bù xù, đôi mắt kính dày cộm, lúc nào cũng kè kè túi mini mang chéo người, tính tình thân thiện, dễ mến.
Nói "lạ" bởi ông là một du học sinh Pháp, tiếp nhận nền văn hóa phương Tây từ tuổi đôi mươi, sống ở xứ văn minh, lịch lãm nhưng cái cách ông thể hiện thì lại đậm chất nông dân quê mùa, chất phát.
Công việc của ông Trân rất tất bật, từ sáng sớm ông thức dậy lo chở hai con đi học hàng chục cây số rồi quay về Cát Lái (quận 2) làm công việc đóng du thuyền bằng chất liệu composite đến mù mịt tối mới về nhà.
Thời gian dành cho nghiên cứu, học tập, làm việc của nhà khoa học Phan Bội Trân đáng nể, trung bình 12-14 giờ/ngày.
Ông Trân bên một sản phẩm đang làm dở dang
Năm 2014 là năm thành công bước đầu của ông Trân, với việc xuất bán lô hàng tàu ngầm Yết Kiêu 1 sang Malaysia.
Ngoài vấn đề lợi nhuận kinh tế, giải phóng mặt bằng, thì thương hiệu tàu ngầm Yết Kiêu 1 và tên tuổi của ông Trân cũng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến thông qua kênh báo chí, truyền thông.
Dự kiến, ông Trân mang ý tưởng của mình sang Malaysia kết hợp nước sở tại sản xuất hàng loạt tàu ngầm “Ngưới Cá” để hưởng được gói tài trợ trị giá 300.000 USD của Chính phủ Malaysia.
Những ý tưởng “không đụng hàng”
Không bằng lòng với những gì đã có, ông Trân luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo những thiết bị, công cụ tiện ích, phục vụ cho con người, có thể là sản phẩm dân sự, kể cả quân sự. Ông luôn ấp ủ các ý tưởng mới lạ, cải tiến sản phẩm đã có như tàu thuyền, xe đạp điện, ván trượt nước có buồm và đặc biệt là quân khí, cải tiến súng AK; “bắt sống” xe tăng; "phong tỏa" đường biên giới…
“Nước ta có bờ biển dài, đẹp, có nhiều vịnh, khu vui chơi, nghỉ mát nổi tiếng quốc tế như biển Vũng Tàu, Mũi Né, Nha Trang, Quy Nhơn, Hạ Long, Đồ Sơn… nếu tận dụng được lợi thế từ biển, chúng ta sẽ có thêm những môn thể thao mới, hoặc cách tham quan dưới nước đa dạng, phong phú hơn” - ông Trân chia sẻ.
Trong tương lai, ông Trân sẽ sản xuất ván buồm lướt sóng 'made in Việt Nam'
Định hướng sắp tới của ông Trân là thiết kế, sản xuất ván trượt nước có buồm tương tự như thuyền buồm đua nhưng lớn, nặng hơn thuyền buồm đua gấp 3 lần. Nhóm đối tượng hướng đến là thương gia, doanh nhân, những người có sở thích, đam mê lướt sóng, trượt ván.
Cách di chuyển ván trượt nước là neo chúng bên trên trần ô tô để thuận tiện trên đường đi. Với thiết kế này, ông Trân cho biết, ông chẳng copy giống ai, và luôn có quan điểm riêng về kỹ thuật, hình dáng đặc thù tùy theo mỗi quốc gia, vùng miền mà ông chế tạo ra sản phẩm.
"Ván trượt nước có thể chơi trên sông hoặc biển. Ví dụ nó có thể dùng chơi trong khu vực kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Q.1, TP.HCM, ở những nơi mà khi chơi không cần đăng ký khi lưu thông, còn các luồng chảy thì khi tham gia giao thông phải đăng ký theo luật" - ông Trân giải thích.
Ông Trân cho biết, ông đang làm buồng áp suất dùng chữa bệnh cho bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp. Nơi đặt hàng là một bệnh viện tư nhân tại Pháp.
Ông thiết kế, tạo khuôn, sản xuất hoàn chỉnh tại Việt Nam rồi xuất thẳng sang Pháp không qua khâu trung gian. Được biết, ngoại trừ các thị trường có bán và sản xuất sản phẩm này như Mỹ, Pháp và Canada thì nay đã có ở Việt Nam.
Bản thân ông nhìn nhận, và tự vấn ông luôn phải sống có trách nhiệm với của một công dân đối với việc bảo vệ biên cương, hải đảo, lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, trong suy nghĩ của ông, lúc nào cũng dành những nghiên cứu mang tính đột phá về chế tạo công nghệ quân sự, khí tài, đặc biệt là những vũ khí chiến đấu dưới nước đạt hiệu quả cao.
Ông Trân cho rằng, nền khoa học Việt Nam sinh sau đẻ muộn như một đứa trẻ mới tập đi không thể so với những nước phát triển như chàng thanh niên khỏe mạnh đang chạy điền kinh.
“Cái vấn đề là thời gian chứ không phải là Việt Nam yếu, thua gì ở đây. Chúng ta phải tự tin, không nên tự ti. Lý do hết sức khách quan, không phải là mình dở, mà cần thời gian để hoàn thiện, phát triển. Những nước phát triển họ cũng trải qua giai đoạn như mình, rồi qua thời gian họ lớn lên, trưởng thành mà thôi”- ông Trân nói.
Nhà khoa học Phan Bội Trân luôn nhắc đi nhắc lại rằng, ông sẽ dùng khoản thừa kế của gia đình, mở rộng quy mô, sản xuất những sản phẩm “không đụng hàng” bằng chính tiền túi của mình trong những năm sắp tới.
Tòa nhà cao ngất có thiết kế độc đáo lạ mắt từ chất liệu nhựa composite
Bank of China Tower là một trong những tòa nhà chọc trời dễ nhận biết nhất tại khu vực trung tâm Hong Kong, là trụ sở chính của ngân hàng Hong Kong Trung Quốc, hiện nay là tòa nhà cao thứ 4 tại Hong Kong. Tòa nhà này có tổng cộng 72 tầng với chiều cao 315m và trên phần đỉnh của nó có gắn thêm 2 cột ăngten đạt đến độ cao 367.4m. Đây là tòa nhà cao nhất tại Hong Kong cũng như Châu Á từ năm 1989 đến 1992, là tòa nhà đầu tiên bên ngoài nước Mỹ vượt qua cột mốc độ cao 1,000 feet (305m) và cũng là tòa nhà cao tầng đầu tiên có hệ thống khung không gian làm từ nhựa composite tổng hợp.
Nét đặc trưng về cấu trúc được biểu hiện thông qua việc thiết kế của tòa nhà này có hình dáng tương tự như hình ảnh măng tre đang mọc, tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và sự thịnh vượng. Toàn bộ cấu trúc được chống đỡ bởi 5 cột thép tại các góc của tòa nhà, với các khung hình tam giác chuyển trọng lượng của khối cấu trúc vào 5 cột này. Bank of China Tower được bao bọc với những bức tường kính giúp toát lên vẻ hiện đại và sang trọng.
Trong khi nét kiến trúc khác biệt của tòa nhà làm nó trở thành một trong những điểm mốc dễ nhận biết nhất của Hong Kong ngày nay, thì đó cũng là nguồn gốc gây ra một vài tranh cãi trong thời gian qua bởi những lời chỉ trích từ các nhà nghiên cứu phong thủy cho rằng phần chóp đỉnh với hình dạng cạnh sắc và hàng loạt kết cấu hình chữ X trong thiết kế ban đầu của nó là hình ảnh tượng trưng mang nhiều nét tiêu cực. Tuy vậy, tòa nhà này vẫn được đánh giá rất cao về thiết kế kiến trúc cũng như mang tính biểu tượng cho sự hùng mạnh của nền kinh tế Hong Kong trong thời gian qua cũng như về lâu dài.
Tag :
mô hình composite,
tin tức,
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường.
Thời gian gần đây, tại Hà Nội và TP.HCM, người tiêu dùng đang "sốt xình xịch" bởi một loại xe ô tô chạy bằng điện với giá "siêu rẻ", chỉ khoảng 50 triệu đồng.
Theo như lời quảng cáo thì ô tô điện có 3 loại là xe 3 bánh, 4 bánh và mui trần. Trọng lượng xe là 350kg, tải trọng khoảng 200kg. Xe có khả năng leo dốc từ 25-35 độ, có phanh bánh sau ổ đĩa. Pin xe được bảo trì miễn phí, điện áp 48V. Thời gian sạc đầy pin là 5 tiếng, quãng đường di chuyển tối đa 60km. Khách muốn chạy đường dài nên mua thêm pin dự phòng. Trong xe còn có máy nghe nhạc và quạt sưởi. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, bên bán còn cam kết “như đinh đóng cột”: “Xe được nhập là xe chính hãng, đủ điều kiện tham gia giao thông ở Việt Nam (có thể lưu hành như xe đạp điện). Xe có đầy đủ giấy tờ hải quan, có xuất hoá đơn, bảo hành sửa chữa chính hãng và đặc biệt người điều khiển xe không cần bằng lái”. Tuy vậy, để được sở hữu chiếc xe này, khách hàng phải đặt trước từ 10-15 ngày và đặt cọc 80% tổng giá trị của xe.
Giá rẻ, lại có thể "che nắng che mưa" nên loại ô tô điện này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người dân. Điều khiến nhiều người băn khoăn là người lái xe này có cần bằng lái không, xe có đủ các loại giấy tờ cần thiết và đã được phép lưu hành ở Việt Nam chưa?
Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ôtô bình thường. (Ảnh minh họa).
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết : Ô tô điện nếu lưu thông trên đường phải có các tiêu chuẩn kỹ thuật như ô tô bình thường. Việc đăng ký đăng kiểm xe ô tô điện đã được quy định trong Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT. Và như vậy, những xe ô tô điện loại này đang được bán trên thị trường Hà Nội và TPHCM hiện nay chắc chắn không được phép lưu hành bởi chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô điện nếu không có đăng ký, đăng kiểm mà tham gia giao thông trên đường là bị phạt. Còn đối với người điều khiển ô tô điện, theo Thông tư 86, phải có giấy phép lái xe hạng B2 trở lên và chỉ được hoạt động trong phạm vi hạn chế theo quy định của UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67) công an Hà Nội cho biết; Phòng đã nắm tình hình và cử cán bộ theo dõi chặt chẽ để có báo cáo lên lãnh đạo Bộ để quản lí loại phương tiện này. Và hiện tại, đội Đăng kí và quản lí phương tiện PC67 của Hà Nội cũng chưa cấp đăng kí cho bất kì phương tiện ô tô điện cùng loại như trên.
Hiện tại ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh hiện có một loại ô tô điện là phương tiện chở khách du lịch được hoạt động trong các khu vực hạn chế và được quản lí chặt chẽ về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như cơ chế vận hành. Ngoài ra, còn một số loại xe điện khác được sử dụng trong các khu resort, sân golf…, nhưng loại xe này hoàn toàn không được phép lưu thông trên đường như những phương tiện cơ giới khác.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Máy bay mô hình nhỏ: Quà tặng của giới hàng không
Mỗi khi gặp nhau, doanh nhân Mỹ thường bắt tay, còn doanh nhân Nhật thì cúi chào. Riêng giới điều hành các hãng hàng không thế giới lại có cách chào đặc biệt là trao đổi nhau những mô hình máy bay.
Trao mô hình thay danh thiếp
Theo AP, khi các hãng hàng không bắt đầu bay đến những thành phố mới, giao dịch với nhà tài trợ hoặc các hãng khác, những mô hình máy bay chất lượng cao - thường dài 30-60cm - tạo nên một hình ảnh nền tảng hoàn hảo, có thể làm tan băng các mối quan hệ hoặc hàm chứa một lời cảm ơn.
Trong khi tấm danh thiếp có thể mau chóng bị quẳng vào ngăn kéo, một mô hình máy bay vẫn hiện diện trên bàn làm việc các chính trị gia và các nhà môi giới đầy quyền lực. Theo Jeff Knittel, người giám sát việc cho thuê máy bay của tập đoàn tài chính CIT Group Inc: “Đó là món quà tặng mà người nhận không thể cho vào tủ”. Airbus, hãng sản xuất máy bay châu Âu đã nhận đặt hàng 1.456 máy bay chở khách từ 67 hãng bay trên thế giới trong năm qua và Airbus cũng có đơn đặt hàng riêng với 30.000 mô hình máy bay.
Ông Chris Jones, phó chủ tịch kinh doanh hãng Airbus vùng Bắc Mỹ cho rằng: Các thương vụ nhiều triệu đô-la được quyết định căn cứ vào hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, chi phí bảo trì, tải trọng hàng hóa và tầm hoạt động của máy bay. Tuy nhiên, các mô hình máy bay sẽ giúp khởi đầu cho câu chuyện: “Đặt một mô hình trên bàn sẽ không ảnh hưởng đến thỏa thuận, nhưng có thể gây chú ý cho họ”. Sau khi chào hàng, mô hình được để lại cho những người cấp cao nhất “…như chút gì đó buộc họ phải nhớ đến mình”.
Truyền thống trao đổi máy bay mô hình đã phổ biến trong nhiều thập kỷ; và đi qua trụ sở của bất kỳ hãng hàng không nào, bạn cũng có thể nhận ra mô hình các kiểu máy bay của hãng, cả những đối thủ cạnh tranh. Sau 30 năm làm việc, Gerry Laderman, phó chủ tịch cấp cao đặc trách về tài chính và mua sắm của United Airlines đã thu thập khá nhiều mô hình. Nay văn phòng ông tại Chicago không còn chỗ, nên các mẫu mới được trưng bày trên các ngưỡng cửa sổ dọc theo hành lang. Ông nói: “Sau mô hình thứ 100, vợ tôi không cho mang cái nào về nhà nữa!”.
Ông Ray Conner (phải), phó chủ tịch hãng Boeing tặng mô hình máy bay cho ông Michael O'Leary, tổng giám đốc hãng hàng không Ryanair - Ảnh: Reuters
Ngành hái ra tiền, sản phẩm không dễ mua
Những mô hình máy bay vốn có nguồn gốc từ các kỹ sư hàng không vũ trụ, được sử dụng để thiết kế máy bay trong thời kỳ chưa có máy tính và sau đó đưa mẫu đi thử nghiệm trong các hầm thổi gió. Sau đó, vào năm 1946, hai công nhân hãng Douglas Aircraft Co. đã lập công ty Pacific Miniatures (PacMin) với sự khuyến khích của các nhà sản xuất máy bay. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, Douglas phải đối mặt với một thách thức lớn và theo Fred Ouweleen Jr., chủ sở hữu hiện tại của PacMin: “Họ có nhiệm vụ phải tăng tính lãng mạn và sang trọng cho ngành du lịch hàng không”.
Đặt trụ sở tại Fullerton, California, công ty đã làm những mô hình lớn cho thấy phần nội thất bên trong máy bay và chúng trở thành điểm tựa cho các cơ quan du lịch trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, đã có nhu cầu với mô hình máy bay nhỏ hơn, có thể đặt trên bàn làm việc, kệ sách của mọi người. Ngày nay PacMin nổi tiếng với những mô hình được thu nhỏ đến 1/100 kích thước của một máy bay phản lực. Ouweleen nói: “Tôi cho rằng nếu có hỏa hoạn, mô hình máy bay sẽ là những vật đầu tiên được đưa ra khỏi tòa nhà”.
PacMin sản xuất mô hình cho hơn 4.000 khách hàng trên toàn thế giới với đơn hàng điển hình chỉ khoảng vài chiếc. Ouweleen cho biết: “Với chúng tôi, 100 chiếc là đơn hàng lớn”. Tuy nhiên, mỗi năm hãng đã bán hơn 15.000 chiếc khác nhau, với giá từ 130 đến 1.500 USD/chiếc, tùy theo kích thước, độ khó và thời gian giao hàng. Công ty tư nhân PacMin có 165 công nhân và doanh thu 10 triệu USD mỗi năm.
Mô hình máy bay Boeing 747 của hãng hàng không China Airlines tại văn phòng bán vé của hãng ở Đài Bắc, Đài Loan - Ảnh: Reuters
Công chúng thường không thể mua các mô hình PacMin, dù có nhiều trên mạng eBay và người bán thường yêu cầu từ 200 đến 400 USD. Ông Mark Jung ước tính đã chi 45.000 USD để mua mô hình máy bay trong 45 năm qua và hiện ông đã có hơn 1.000 chiếc. Một số ít của PacMin, nhưng phần nhiều là mô hình do Gemini, một đối thủ cạnh tranh sản xuất. Ông Jung từng là nhân viên một hãng hàng không, hiện phụ trách các thẻ ra vào sân bay Milwaukee, bang Wisconsin. Trong suốt 10 năm tại đó, nhiều hãng bay đã tặng mô hình máy bay để tỏ lòng biết ơn ông. Hiện văn phòng ông đã có hơn 100 chiếc, những chiếc khác được trưng bày tại bảo tàng sân bay.
Robin Hayes, giám đốc điều hành hãng JetBlue có 15 mô hình trong văn phòng và hơn chục chiếc khác trên kệ gần đó, gồm cả mô hình Airbus A330 mà một đại diện bán hàng của nhà sản xuất này đã tặng ông. Đó là máy bay đặc biệt không có trong đội bay của JetBlue, mà chỉ có mô hình trong văn phòng. Theo ông Robin: “Vài người thích đến bảo tàng xem tác phẩm nghệ thuật, có người thích một chai vang hấp dẫn, còn tôi thích mô hình máy bay thật đẹp”.
P. Nguyễn Dũng
(tổng hợp)
CHỐT BẢO VỆ COMPOSITE
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành nhựa composite (FRP), chúng tôi cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm composite như: bàn ghế composite, bồn composite (chứa nước sạch, chứa nước thải, bồn chứa hóa chất), ống nhựa chịu nhiệt, ống nhựa chống ăn mòn, khung quạt và nhiều sản phẩm công nghiệp khác : mô hình máy bay composite, cano composite, cabin bảo vệ composite...
Tag :
mô hình composite,
XE ĐIỆN COMPOSITE
Các sản phẩm composite (FRP) theo yêu cầu làm những sản phẩm được thiết kế, sản xuất cho khách hàng từ nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau bằng vật liệu frp. Đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi do có nhiều tính năng tốt mà nổi bật nhất là: khả năng chịu nhiệt, độ bền kéo nén cao và chống ăn mòn hóa chất tốt.
Sản phẩm composite (FRP) được sản xuất bằng nhiều phương pháp: đắp tay thủ công, đùn ép, hút chân không, phun hỗn hợp, thấm trước, quấn sợi... Trong đó, phương pháp đắp tay thủ công được sử dụng nhiều nhất do đặc thù của sản phẩm composite theo yêu cầu.
Công ty composite Hoàng Cương sản xuất các sản phẩm frp do chúng tôi thiết kế hoặc theo thiết kế sẵn có của khách hàng. Những sản phẩm theo yêu cầu rất đa dạng về hình dáng và kích thước: quà tặng, tranh ảnh, tượng nghệ thuật, phù điêu, chậu hoa, cột đèn, mái dù, mái che, bồn tắm, bồn nail, tủ điện composite, tủ phòng cháy, mặt bích, bàn ghế, kệ, cửa sổ, khung cửa ra vào,nắp máy, xe đẩy, xe điện, bồn chứa...
Tag :
mô hình composite,
NHÀ COMPOSITE
Hoàng Cương chuyên sản xuất và thi công nhà bảo vệ, cabin, nhà vệ sinh di động, nhà vệ sinh công cộng một buồng, hai buồng, dù tại chốt gác, trụ đèn v.v...bằng nhựa composite.
Sản phẩm bằng composite có khả năng chịu lực tác động cơ học cao mà vẫn duy trì được kích thước hình dáng ban đầu. Sản phẩm với nhiều mẫu mã đa dạng đáp ứng được mọi nhu cầu khách hàng.
Tag :
mô hình composite,
MÔ HÌNH COMPOSIE
Mô hình tàu điện composite là 1 hệ thống khu tàu cao tốc được Công ty Hoàng Cương sản xuất phục vụ cho các sân chơi hướng nghiệp, lắp ráp bộ phận buồng lái bằng trò chơi giả lập trên nền tảng công nghệ điện tử tối tân nhất.
Chúng tôi chuyên ứng dụng sản xuất những sản phẩm phục vụ công trình xã hội, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, tạo dáng mô hình, sản phẩm phủ chống ăn mòn, sản xuất thùng rác công nghiệp, thùng chở hàng, nội ngoại thất, sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, vỏ máy công nghiệp, đồ chơi trẻ em, bồn axit, phủ Composite ( FRP ), thùng chở hàng,…
Với đội ngũ công nhân viên, thợ kĩ thuật giàu kinh nghiệm trong ngành Composite đồng thời không ngừng tìm kiếm, học hỏi , cải tiến công nghệ quy trình sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến mục tiêu chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lí làm thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Tag :
mô hình composite,
THUYỀN COMPOSITE
Nhẹ - chắc – bền – không gỉ - chịu hóa chất – chịu thời tiết…
Đó là những ưu điểm chủ yếu của vật liệu composite. Sự ra đời của vật liệu composite là cuộc cách mạng về vật liệu nhằm thay thế cho vật liệu truyền thống ở những mục đích thích hợp trong công nghiệp và đời sống. Vật liệu truyền thống có những điểm khó hoặc không thể khắc phục được như: nặng (bê tông, gạch, sắt thép), dễ vỡ (sành, sứ), mối mọt, khai thác nhiều thì ảnh hưởng môi trường sinh thái (gỗ), sét gỉ, chi phí bảo dưỡng cao (sắt thép), v.v… Những nhược điểm này khiến cho việc tổ chức sản xuất, vận chuyển phức tạp, đắt tiền, đồng thời sử dụng không thuận tiện, chi phí bảo quản cao, v.v…
Trái lại, với những ưu điểm nêu trên, composite có thể khắc phục những nhược điểm của vật liệu truyền thống. Vì vậy nó được ứng dụng vào những mục đích, những sản phẩm và ở những nơi mà những ưu điểm của composite được phát huy một cách có hiệu quả, thỏa mãn được yêu cầu trong sử dụng. Cho nên từ những năm 60 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của công nghệ polymer, vật liệu composite đã không ngừng được phát triển cho đến ngày nay và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và đời sống như: vật dụng gia đình, trang trí nội thất, tượng đài, cầu trượt, bể bơi, nhà cửa, tấm lợp, vách ngăn, ống dẫn, bồn chứa, bể xí tự hoại, vỏ ô tô, tàu thủy, xe lửa, máy bay, linh kiện điện tử và linh kiện cho ngành hàng không vũ trụ…
MÔ HÌNH MÁY BAY
Hoàng Cương chúng tôi tự hào là đơn vị sản xuất máy bay mô hình chất liệu composite lớn nhất tại Việt Nam. Việc thiết kế đưa vào sản xuất máy bay mô hình composite đầu tiên tại Việt Nam tạo nên một sự chú ý của cộng đồng. Mẫu máy bay này chỉ ngắn hơn so với máy bay thực tế chỉ vài mét nhưng toàn bộ chi tiết đều được công ty chúng tôi nghiên cứu dựa trên nền tảng của mẫu máy bay Boeing 737 của hãng Boeing. Toàn bộ thân máy bay và các thiết bị máy móc được công ty chúng tôi hoàn thành và đưa vào hoạt động vào 25/12/2011.
Tag :
mô hình composite,
mô hình máy bay,